Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 9 năm 2022 | 10:49

Huyện nằm bên sông Thu Bồn vẫn nan giải chuyện nước tưới

Vì nguồn kinh phí eo hẹp nên không thể một sớm một chiều giải quyết “bài toán” về nước tưới cho cây trồng tại huyện Nông Sơn (Quảng Nam) mặc dù nhu cầu về đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi ở đây rất lớn.

Thiếu nước canh tác

Nhiều năm qua, số công trình thủy lợi như hồ chứa Dùi Chiêng, 3 đập dâng Bình Yên, Hóc Tre, Bàu Sen và 3,7km kênh mương không đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhất là vụ hè thu, nắng nóng khiến hầu hết hồ đập, sông suối cạn kiệt nước nên nhiều diện tích đất lúa của Nông Sơn hoặc phải bỏ hoang hoặc sản xuất không mang lại hiệu quả.

Ông Phạm Văn An - cán bộ nông nghiệp xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn cho biết: “Hè thu năm ngoái, nông dân Phước Ninh bỏ hoang 71ha, chỉ gieo sạ được 14ha lúa nhưng năng suất rất thấp do thiếu nước tưới. Vụ hè thu 2022, mặc dù nắng nóng không gay gắt như vụ trước nhưng nông dân địa phương cũng chỉ canh tác được 65ha lúa, còn 20ha phải bỏ hoang”.

Trong khi đó, thời gian qua nông dân xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn cũng khá vất vả trong việc sản xuất lúa vì nguồn nước tưới không đảm bảo. Ông Đồng Vĩnh Long - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Quế Lộc cho biết: “Hiện nay, địa phương có 292ha đất lúa. Vụ đông xuân, nông dân gieo sạ hết số diện tích trên, còn hè thu phải bỏ hoang 92ha do hạ tầng thủy lợi không đảm bảo phục vụ sản xuất".

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nông Sơn cho biết, hiện nay, trên địa bàn 6 xã của huyện có tổng cộng 1.021ha đất lúa. Tuy nhiên, do những năm qua hạ tầng thủy lợi chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, nguồn nước tưới không đảm bảo phục vụ sản xuất nên vụ hè thu nào ngành nông nghiệp huyện và chính quyền các địa phương chỉ đưa vào kế hoạch gieo sạ khoảng 801ha, còn lại 220ha phải bỏ hoang.

 

Diện tích huyện Nông Sơn đa phần là đất nông nghiệp, chính vì vậy đảm bảo nguồn nước tưới cũng là đảm bảo bền vững về kinh tế nông thôn.

Diện tích huyện Nông Sơn đa phần là đất nông nghiệp, chính vì vậy, đảm bảo nguồn nước tưới cũng là đảm bảo bền vững về kinh tế nông thôn.

 

Những nỗ lực của huyện Nông Sơn

Ông Đỗ Đình Long - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nông Sơn cho rằng, để giải “bài toán” về nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương là chuyện không phải một sớm một chiều.

Bởi, hằng năm, kinh phí hỗ trợ từ cấp trên có hạn, ngân sách huyện thì quá eo hẹp, trong khi đó nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi của 6 xã trên địa bàn huyện đều rất lớn, xã nào cũng cần gấp rút đầu tư.

Trước tình trạng đó, ngành nông nghiệp huyện và chính quyền các xã thường xuyên phối hợp khảo sát thực tế, từ đó lên danh mục những công trình bức thiết cần ưu tiên đầu tư xây dựng trước trong khả năng nguồn lực tài chính có thể.

Trong năm 2022, huyện Nông Sơn được UBND tỉnh phân bổ 1,7 tỷ đồng để đầu tư xây dựng trạm bơm điện Đông An và nâng cấp đập dâng Bánh Ít ở xã Ninh Phước. Hiện nay, công trình nâng cấp đập dâng Bánh Ít đang triển khai thi công, còn công trình trạm bơm điện Đông An đang lựa chọn nhà thầu xây dựng.

Theo kế hoạch, năm 2023, huyện Nông Sơn sẽ đầu tư xây dựng mới 2 trạm bơm điện gồm Đồng Cạn (Ninh Phước) và Bàu Trại (Phước Ninh). Đồng thời, nâng cấp và xây mới 4 đập dâng gồm Đồng Dinh (Quế Lâm), Khe Ông Siêu (Quế Lộc), Hố Cốc và Ông Bảo (Ninh Phước).

Cạnh đó, tiến hành xây dựng 4km kênh mương các loại. Tổng kinh phí dự kiến đầu tư thi công những công trình thủy lợi vừa nêu ước khoảng 9,1 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, sẽ đảm bảo chủ động cung ứng nước tưới cho thêm 62ha đất sản xuất nông nghiệp.

 

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top