Ngày 21/2 (tức ngày 12 tháng Giêng), Ban Quản lý Chùa Tam Chúc tại thị trấn Ba Sao (Kim Bảng - Hà Nam) tổ chức Khai hội Chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các đại biểu tại Lễ khai hội chùa Tam Chúc
Dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Tam Chúc, lễ khai mạc Khai hội chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn năm 2024 diễn ra với các nghi thức dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu mang lại đời sống an bình cho đồng bào...
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy phát biểu tại Lễ khai hội chùa Tam Chúc.
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết, khôi phục Lễ hội chùa Tam Chúc vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm là niềm mong muốn của nhân dân, phật tử địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giới thiệu, quảng bá về hình ảnh, các giá trị văn hóa của quê hương, tạo điều kiện để nhân dân và phật tử trong và ngoài nước đến với Khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc.
Năm 2024 là năm thứ 6 chùa Tam Chúc tổ chức Hội Xuân. Năm nay, du khách còn được trải nghiệm có nhiều sự kiện đặc sắc, trong đó đêm biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa mừng Đảng mừng Xuân tại Trung tâm hội nghị quốc tế - Khu Du lịch Tam Chúc đêm 20/2 (tức đêm ngày 11 âm lich) và được trải nghiệp nhiều trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật, các gian hàng đồ cổ, làng nghề truyền thống trong lễ khai hội…
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các đại biểu dâng hương cầu cho quốc thái dân an.
Tại ễ khai hội, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy cho biết: Lễ Khai hội Xuân Tam Chúc 2024 có nhiều hoạt động phong phú nhằm tiếp nối, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng hình ảnh vùng đất, con người Hà Nam đến đông đảo các tầng lớp nhân dân, du khách trong nước và quốc tế, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa để Hà Nam tiến tới phát triển du lịch bền vững.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy nhấn mạnh, với phương châm khai thác tiềm năng, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong những năm qua, chủ trương phát triển du lịch đã được cụ thể hóa trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh, các nghị quyết chuyên đề, các quy hoạch, kế hoạch, đề án của cấp ủy, chính quyền các cấp. Cùng với đó, tỉnh Hà Nam chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư về du lịch thông qua việc tổ chức và đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quy mô quốc gia, quốc tế, tạo tiếng vang mạnh mẽ như: Đại lễ Phật đản Vesak năm 2019, Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Hà Nam năm 2023, Tuần Văn hoá - Du lịch Hà Nam năm 2023 và Chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam - Nhật Bản, Lễ Khai hội Xuân Tam Chúc hàng năm..
Các đại biểu thực hiện nghi lễ rước nước.
Với kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, khu du lịch Tam Chúc đang là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, tạo bước đột phá cho ngành du lịch Hà Nam, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu về phát triển du lịch của tỉnh Hà Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tại lễ Khai hội Chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn năm 2024, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã trao Cup Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) lần đầu vinh danh tỉnh Hà Nam là một trong những điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới 2023. Chùa Tam Chúc là quần thể du lịch - văn hóa - tâm linh lớn nối liền giữa bốn tỉnh, thành phố là: Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Hòa Bình. Căn cứ vào một số di vật được tìm thấy dưới lòng hồ Tam Chúc và các câu chuyện dân gian còn được lưu truyền tại địa phương, cách đây hơn 1.000 năm vào thời Nhà Đinh nơi đây là vùng đất Phật, với ngôi chùa Tam Chúc cổ kính, uy nghiêm và nhân dân địa phương hàng năm vào dịp đầu Xuân đều tổ chức lễ hội để cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và đây cũng là chốn hội tụ của tăng ni, phật tử thập phương.
Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức.
Với diện tích rộng lớn, cảnh quan nơi đây hoang sơ, hùng vĩ với “Tiền Lục nhạc, hậu Thất tinh”, tức là ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất tinh thế tay ngai vững chãi, phía trước mặt hồ có 6 quả núi nhô lên nhìn tựa 6 quả chuông của nhà Phật. Chùa Tam Chúc được xây dựng với các công trình kiến trúc chính như: Tháp Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Giáo Chủ, Điện Quán Âm, Nhà thờ Tổ, Nhà Tứ Ân, Cổng Tam Quan nội và Trung tâm Hội nghị Quốc tế...
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.