Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 20 tháng 3 năm 2018 | 12:36

Lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại Dinh Thống Nhất TP. HCM

Sáng 20/3, lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã được tổ chức trọng thể theo nghi thức quốc tang được diễn ra tại Dinh Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh. Cùng thời điểm này, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội cũng tổ chức lễ viếng cho các đoàn.

Sáng 20/3, lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã được tổ chức trọng thể theo nghi thức quốc tang được diễn ra tại Dinh Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh. Cùng thời điểm này, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội cũng tổ chức lễ viếng cho các đoàn và người dân trong khu vực. Lễ viếng sẽ diễn ra trong vòng hai ngày từ 20 - 21/3/2018.

Theo đó, bắt đầu từ 8 giờ sáng, lễ viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã diễn ra tại Hội trường Thống Nhất. Bắt đầu là đoàn gia đình, họ hàng nội, ngoại của nguyên Thủ tướng bắt đầu vào viếng. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban tổ chức lễ tang đã khái quát, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sinh năm 1933, quê tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng các khóa V,VI, VII, VIII, IX, Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, VIII, IX, Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII. Hơn 70 năm hoạt động cách mạng, ông Phan Văn Khải đã có nhiều đóng góp quý báu với Đảng, Nhà nước. Ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huy chương Sao vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng. Ông mất đi là một mất mát lớn với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

hình-1.jpg
Linh cữu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được quàn tại Dinh Thống Nhất để các đoàn đại biểu và nhân dân vào viếng trong 2 ngày trước khi di quan về đất mẹ Củ Chi

Tiếp đến đoàn của Ban chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu vào viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Vòng hoa viếng nguyên Thủ tướng của Ban chấp hành Trung ương mang dòng chữ “Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kính viếng”. Cùng viếng với đoàn của Ban chấp hành Trung ương có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thường trực Ban Bí thư - Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.

hình-2.jpg
Nhiều đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Chính phủ các đoàn thể vào viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sáng nay

Cùng với đó, đoàn lãnh đạo của TP. Hồ Chí Minh do Phó bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh Tất Thành Cang, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong, Phó chủ tịch Lê Thanh Liêm dẫn đầu đoàn đại biểu vào viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.

Bên ngoài, nhiều lực lượng như CSGT, CSTT, TNXP, Quân đội…. đang tiến hành phân luồng giao thông, hướng dẫn các phương tiện, bảo đảm an ninh trật tự cho các đoàn đại biểu, nhân dân vào viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.

hình-3.jpg
Nhiều lực lượng đã được điều động để phân luồng, hướng dẫn giao thông cho các đoàn vào viếng nguyên Thủ tướng

Trước đó, vào tối ngày 19/3 linh cữu của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã được di chuyển từ nhà riêng tại huyện Củ Chi tới Hội trường Thống Nhất. Hai bên đường khi linh cữu đi qua, rất nhiều người dân đứng đợi và bày tỏ lòng tiếc thương đối với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.

Dự kiến, sau 2 ngày lễ viếng sẽ diễn ra lễ truy điệu và đưa linh cữu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải về an táng tại đất mẹ Củ Chi theo nguyện vọng của ông lúc sinh thời.

hình-5.jpg
Đoàn xe đưa linh cữu nguyên Thủ tướng từ quê nhà Củ Chi lên Dinh Thống Nhất vào tối ngày 19/3

Trước đó, Thủ tướng Phan Văn Khải được biết đến là người đặt nền móng cho cuộc cải cách giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước, bộ ngành vào nền kinh tế, từng bước hình thành nền kinh tế thị trường, mở rộng quyền tự do cho các doanh nghiệp. Ông đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, loại bỏ giấy phép con hành doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ông còn được biết đến là một người có tầm nhìn, bao quát, quyết đoán và dám làm, với kiến thức kinh tế chuyên môn sâu, được sự trợ giúp của Ban Tư vấn gồm các chuyên gia kinh tế hàng đầu và đặc biệt bắt đúng đà của thời kỳ đổi mới được hình thành từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cùng tập thể các nhà lãnh đạo Việt Nam đã xây dựng một chiến lược hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam sau giai đoạn Việt Nam bình thường hoá quan hệ với các nước lớn, gia nhập ASEAN.

hình-4.jpg
Trong 2 ngày tổ chức Quốc tang, nhiều cơ quan đã treo cờ rủ, ngừng các hoạt động vui chơi giải trí
hình-6.jpg
Người dân đứng bên đường bày tỏ sự thương tiếc khi đoàn xe đưa linh cữu nguyên Thủ tướng đi qua
 

Dưới thời của Thủ tướng Phan Văn Khải, Việt Nam và Hoa kỳ đã hoàn tất đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) năm 2000. Thủ tướng cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ, gặp Tổng thống George Bush tại Nhà trắng vào năm 2005. Chuyến thăm đánh dấu bước tiến lịch sử trong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và Hoa Kỳ./.

 

Mạnh Tiến (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top