Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 2 năm 2024 | 11:17

Nghề đan võng ngô đồng và làm nhà tre, dừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố các nghề thủ công truyền thống: Đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm và làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quyết định về việc công bố đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với các nghề thủ công truyền thống: Nghề đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) và nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh (xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Nghề đan võng Ngô đồng nét văn hóa độc đáo của người dân đảo Cù Lao Chàm

Nghề đan võng Ngô đồng, nét văn hóa độc đáo của người dân đảo Cù Lao Chàm

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm được coi là một nghề thủ công đặc biệt, ​​tiêu biểu cho đời sống văn hóa đặc sắc của ngư dân xã đảo Tân Hiệp.

Cách đây hơn 300 năm về trước, các cư dân sinh sống tại đây đã biết dùng thân cây ngô đồng tước thành sợi mỏng, quay tròn rồi đan thành võng; tạo ra những chiếc võng Ngô đồng mềm mại, ấm vào mùa đông và mát về mùa hè.

Theo các cụ cao niên sống lâu năm trong nghề tại địa phương thì nghề làm nhà bằng tre, dừa ở Hội An có từ rất lâu đời, từ đời ông cố các cụ đã có dừa nước và họ đã biết làm nhà bằng dừa để ở. Theo Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hoá Hội An, nghề làm nhà bằng tre, dừa nước ở Cẩm Thanh đã có từ những năm đầu thế kỷ XIX.

Từ nguyên liệu bằng tre, các thợ lành nghề ở địa phương đã sáng tạo ra nhiều mẫu mã phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng

Từ nguyên liệu bằng tre, các thợ lành nghề ở địa phương đã sáng tạo ra nhiều mẫu mã phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Từ nguyên liệu bằng tre, dừa nước, trước đây người ta chủ yếu làm thành ngôi nhà để ở nhưng hiện nay cũng từ những nguyên liệu đó, các thợ lành nghề ở địa phương đã biết sáng tạo ra nhiều mẫu mã phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng như: bàn, ghế, giường, tủ, kệ, salon hoàn toàn bằng gốc tre, các vật dụng trang trí mỹ thuật như vỏ đựng chai rượu, các loại đèn ngủ… tất cả bằng tre rất độc đáo, góp phần đa dạng thêm các sản phẩm du lịch của nghề tre, dừa nói riêng của Hội An nói chung.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Phát động cuộc thi ảnh “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ”

    Phát động cuộc thi ảnh “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ”

    Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” với chủ đề “Nghệ An - miền di sản” và trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, xây dựng nông thôn mới”.

  • Việt Nam – điển hình của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

    Việt Nam – điển hình của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

    Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

  • Khai mạc Lễ hội Vịnh Ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    Khai mạc Lễ hội Vịnh Ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    Tối 13/7, tại thành phố biển Nha Trang, UBND Khánh Hòa lần đầu tiên khai mạc cuộc thi trình diễn ánh sáng độc đáo bằng hàng ngàn thiết bị bay không người lái mang tên Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ”.

Top