Trên địa bàn huyện Cư Jút (Đắk Nông) hiện có 22 lò gạch xây dựng không phép, dù bị cấm vẫn ngang nhiên hoạt động bên quốc lộ.
Các lò gạch không phép đang gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Thời gian qua, Kinh tế nông thôn nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các lò gạch xây dựng không phép trên địa bàn huyện Cư Jút (Đắk Nông) hoạt động từ rất nhiều năm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân, sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Theo lộ trình xoá bỏ lò gạch đất sét nung thủ công trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đến năm 2015, sẽ sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế vật liệu xây đất sét nung đạt tỷ lệ 20%, và đạt 30% vào năm 2020; đến năm 2017 xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung sử dụng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, đến năm 2020 xóa bỏ lò đứng liên tục.
Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Cư Jút hiện vẫn còn 22 lò gạch xây dựng không phép, không có các giấy tờ pháp lý về môi trường như: Bản cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản...
Bao giờ các lò gạch không phép sẽ chấm dứt hoạt động?
Theo ghi nhận của PV Kinh tế nông thôn, các lò gạch không phép trên chủ yếu ở địa bàn Thị trấn Ea T'ling và xã Trúc Sơn. Tại đây, các cơ sở này dù bị cấm vẫn ngang nhiên hoạt động, các ống khói của các lò gạch đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhiều công nhân đang tiếp tục sản xuất, nhiều gạch đang chờ để được nung và nhiều gạch thành phẩm đã ra lò.
Điều đáng nói, các cơ sở này trực tiếp "đánh cắp" tài nguyên ở khu vực xung quanh để làm nguyên liệu sản xuất làm thất thoát tài nguyên khoáng sản và các loại thuế, phí tài nguyên gây bức xúc trong dư luận.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Anh Đông, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cư Jút, cho biết, các cơ sở này đã hoạt động từ lâu, tất cả đều không phép.
Lý giải về việc lò gạch chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động rầm rộ trên địa bàn bấy lâu nay, ông Đông cho hay: "Phòng đã tham mưu cho UBND huyện, hiện tại đã hoàn thiện hồ sơ và đã có phương án để thời gian tới cưỡng chế phá dỡ các lò gạch không phép trên".
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.