Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 2 tháng 1 năm 2023 | 9:5

Phân chia địa giới hành chính TT- Huế trực thuộc trung ương

UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa tổ chức hội thảo Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên- Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và mô hình đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương.

Theo đó, có 2 phương án thành lập các đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương:

Phương án 1 gồm 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện, gồm: TP. Huế có 32 phường, chia thành 2 quận. Quận phía Bắc gồm 13 phường (diện tích tự nhiên 127,005 km2); Quận phía Nam gồm 19 phường (diện tích tự nhiên 139,408 km2). Ngoài ra, có các quận Hương Thủy, thị xã Phong Điền, Hương Trà và 4 huyện.

Phương án 2:  gồm 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện. Cụ thể, từ phương án 1, giữ nguyên hiện trạng thị xã Hương Thủy.

Theo đó, có 2 phương án thành lập các đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương:  Phương án 1 gồm 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện, gồm: TP. Huế có 32 phường, chia thành 2 quận. Quận phía Bắc gồm 13 phường (diện tích tự nhiên 127,005 km2); Quận phía Nam gồm 19 phường (diện tích tự nhiên 139,408 km2). Ngoài ra, có các quận Hương Thủy, thị xã Phong Điền, Hương Trà và 4 huyện. Phương án 2:  gồm 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện. Cụ thể, từ phương án 1, giữ nguyên hiện trạng thị xã Hương Thủy. Theo Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, về chức năng đô thị, quận phía Nam là quận trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... của thành phố trực thuộc trung ương, là nơi còn nhiều quỹ đất để xây dựng, phát triển đô thị và là nơi tập trung nhiều trụ sở các cơ quan hành chính quan trọng của thành phố. Quận phía Bắc là nơi tập trung các di tích, di sản, nhà vườn... nên định hướng tập trung phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch sinh thái, nhà vườn. Còn quận Hương Thủy được quy hoạch với vai trò đảm nhận chức năng dịch vụ phức hợp của trung tâm chức năng công nghiệp, là cửa ngõ phía Nam của đô thị trung tâm Huế; cung cấp dịch vụ công cộng cho thành phố Huế và khu vực Hương Thủy; phát triển các chức năng cư trú, công nghiệp, du lịch, dịch vụ.  Về tên gọi thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên-Huế đề xuất 2 phương án, trong đó phương án thứ nhất lấy tên là thành phố Huế, phương án 2 là thành phố TT-Huế. Theo ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Nghị quyết 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đến năm 2025, Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Quy hoạch tỉnh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là công cụ quan trọng trong định hướng, quản lý các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn; là cơ sở để tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển toàn diện và bền vững trong tương lai.

Một góc thành phố Huế.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, về chức năng đô thị, quận phía Nam là quận trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... của thành phố trực thuộc trung ương, là nơi còn nhiều quỹ đất để xây dựng, phát triển đô thị và là nơi tập trung nhiều trụ sở các cơ quan hành chính quan trọng của thành phố. Quận phía Bắc là nơi tập trung các di tích, di sản, nhà vườn... nên định hướng tập trung phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch sinh thái, nhà vườn.

Nhà vườn Huế (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)

Còn quận Hương Thủy được quy hoạch với vai trò đảm nhận chức năng dịch vụ phức hợp của trung tâm chức năng công nghiệp, là cửa ngõ phía Nam của đô thị trung tâm Huế; cung cấp dịch vụ công cộng cho thành phố Huế và khu vực Hương Thủy; phát triển các chức năng cư trú, công nghiệp, du lịch, dịch vụ.

Về tên gọi thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên-Huế đề xuất 2 phương án, trong đó phương án thứ nhất lấy tên là thành phố Huế, phương án 2 là thành phố TT-Huế.

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Nghị quyết 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đến năm 2025, Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Quy hoạch tỉnh  Thừa Thiên-Huế sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là công cụ quan trọng trong định hướng, quản lý các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, phát triển không gian lãnh thổ trên địa bàn; là cơ sở để tỉnh Thừa Thiên- Huế phát triển toàn diện và bền vững trong tương lai.

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top