UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Công tác sơ tán dân phải hoàn thành trước 09h00 ngày 27/9/2022, đồng thời đảm bảo lương thực, các nhu cầu thiết yếu tại nơi tổ chức sơ tán tập trung.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phóng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Quảng Nam sáng 26/9, UBND tỉnh đã Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; tập trung cho sơ tán dân ven biển đến nơi an toàn, tối thiểu nhà cấp 3 có sàn bê tông chắc chắn; những nới không đảm bảo an toàn thì không thực hiện sơ tán đến. Công tác sơ tán dân phải hoàn thành trước 09h00 ngày 27/9/2022, đồng thời đảm bảo lương thực, các nhu cầu thiết yếu tại nơi tổ chức sơ tán tập trung.
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn việc chằng chống nhà cửa, trụ sở, kho tàng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở lưu trú du lịch... để đảm bảo an toàn cho nhân dân và khách du lịch.
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh rà soát lực lượng, kế hoạch hiệp đồng, chủ động đề nghị Bộ Tư lệnh Quân Khu 5, các lực lượng của Trung ương đứng chân trên địa bàn tăng cường lực lượng về các địa bàn xung yếu trước khi bão đỗ bộ.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi kể từ 00 giờ ngày 26/9/2022 (bao gồm cả các ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, hoạt động gần bờ) cho đến khi tình hình thời tiết trên biển trở lại trạng thái bình thường.
Bằng mọi biện pháp thông tin, kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển di chuyển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm của bãohoặc về nơi tránh trú an toàn; hướng dẫn các tàu, thuyền đã vào bờ hoặc vào khu neo đậu tránh bão trên địa bàn tổ chức sắp xếp neo đậu chắc chắn, an toàn nhằm tránh va đập do ảnh hưởng của gió bão; hướng dẫn di chuyển, gia cố đảm bao antoàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản. Kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè. Hoàn thành trước 12 giờ ngày 27/9/2022.
Theo Báo cáo nhanh số 05/BC-CQTT ngày 26/9/2022 của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, tổng số tàu cá tỉnh Quảng Nam: 2.753 tàu/13.575 lao động. Tổng số tàu cá đang hoạt động trên biển là: 87 tàu/2.533 lao động. Các tàu đã nhận được thông báo về bão Noru. Tàu cá hoạt động gần bờ: 0 tàu; tàu hoạt động xa bờ: 87 tàu/ 2.533 lao động. Khu vực Hoàng Sa: 28 tàu/290 lao động (trong đó có 18 tàu/213 lao động nằm trong vùng nguy hiểm). Khu vực Trường sa: 59 tàu/2.243 lao động (các tàu nằm trong vùng an toàn).
Theo kế hoạch sơ tán dân ứng phó với bão mạnh và siêu bão, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thực hiện sơ tán: Đối với bão mạnh: Sơ tán 182.280 người; trong đó: tại chổ 57.753 người và tập trung 124.700 người. Đối với siêu bão: Sơ tán 401.901 người; trong đó: Tại chổ 111.470 người và tập trung 290.585 người.
Cũng trong sáng 26/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam có Công văn yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện các công việc: Thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh nghỉ học ngày 27/9/2022 để phòng tránh bão Noru (Bão số 4). Triển khai thực hiện chằng chống trường lớp, nhà làm việc, nhà kho, hệ thống cây xanh và các công trình xây dựng khác để phòng tránh gió bão làm tốc mái, ngã đổ; di chuyển tài liệu, sách vở, thiết bị và các phương tiện kỹ thuật khác của đơn vị đến nơi an toàn để tránh ướt, hư hỏng; tắt hết các thiết bị điện khi phòng không có người làm việc để đề phòng chập mạch điện nhằm đảm bảo an toàn trường học trongmưa bão.
Hải Yến
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.