Các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, sản phẩm đặc trưng, bản địa của huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) như: Mắm cá niên, thịt heo ky, gà kiến, khổ qua rừng sấy khô, chuối hột rừng sấy khô, ớt xiêm rừng… từng bước được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử, được giới thiệu, trao đổi, buôn bán thông qua mạng xã hội như: Zalo, facebook, tiktok,…
Lãnh đạo huyện Sơn Hà xác định, chuyển đổi số (CĐS trong nông nghiệp (NN) là quá trình thay đổi mô hình sản xuất (SX) lấy công nghệ làm nền tảng, ứng dụng công nghệ vào tất cả các hoạt động SXNN, tận dụng tối đa các nguyên liệu, phế, phụ phẩm, tái chế chúng thành các sản phẩm, tạo thành cơ chế tuần hoàn trong SX, góp phần bảo vệ môi trường, tạo nên mô hình kinh tế tuần hoàn và sự phát triển bền vững trong tương lai. Có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển NN hàng hóa tập trung, giá trị gia tăng cao và bền vững. Là giải pháp quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp SX nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất.
Nhiều nông sản của Sơn Hà SX theo tiêu chuẩn VietGAP.
Điểm khác biệt cơ bản giữa NN số và NN truyền thống chính là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, SX và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh.
Do đó, đẩy mạnh CĐS, ứng dụng khoa học - công nghệ vào SXNN là một hình thức của SXNN bền vững, nên việc gắn kết với kinh tế tuần huần có thể mang đến những triển vọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm, giảm phát thải khí nhà kính, giảm nguyên vật liệu đầu vào; bảo tồn, tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao hiệu quả cạnh tranh; tạo các thị trường mới; tạo việc làm và gia tăng giá trị xã hội.
Kết quả bước đầu đáng khích lệ
Trưởng phòng Phòng NN& PTNT huyện Sơn Hà - Đinh Văn Chi cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của CĐS trong NN, Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Hà đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-HU ngày 10/10/2023 về CĐS huyện Sơn Hà đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Ớt xiêm Sơn Hà được giới thiệu trên sàn OCOP Quảng Ngãi
Về quan điểm chung, xác định NN là một trong 8 ngành được ưu tiên CĐS. Do đó, trong thời gian qua, trên địa bàn huyện triển khai thực hiện CĐS đối với ngành NN, mang lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Đó là, các sản phẩm NN từng bước được đưa lên sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), được giới thiệu, trao đổi, buôn bán thông qua mạng xã hội như: Zalo, facebook, tiktok,… và trên các sàn TMĐT khác; đặc biệt là các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, các sản phẩm NN đặc trưng, bản địa của huyện như: Mắm cá niên, thịt heo ky, gà kiến, khổ qua rừng sấy khô, chuối hột rừng sấy khô, ớt xiêm rừng…
Đối với lĩnh vực trồng trọt, thời gian qua trên địa bàn huyện đã thực hiện mô hình cải tiến kỹ thuật canh tác lúa nước ở miền núi tại xã Sơn Ba với quy mô 5 ha, năng suất đạt trên 59,7 ta/ha, tăng 10,5 tạ/ha so với ruộng nông dân ngoài mô hình.
Thực hiện các dự án liên kết theo chuỗi giá trị, các mô hình áp dụng quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước tự động, như: 02 dự án trồng cây ăn quả (bưởi, bưởi xen ổi) tại các xã: Sơn Cao, Sơn Hải, Sơn Linh, Sơn Giang với diện tích hơn 22ha. Từng bước hướng đến thực hiện SX theo tiêu chuẩn VietGAP, đã thực hiện dự án liên kết trồng đậu phụng theo quy trình VietGAP với quy mô 21ha tại xã Sơn Linh.
Mô hình cải tiến kỹ thuật canh tác lúa nước ở miền núi tại xã Sơn Ba.
Đối với ngành chăn nuôi, đang triển khai thực hiện dự án chuỗi liên kết chăn nuôi theo hướng an toàn (VietGAHP) tại xã Sơn Kỳ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CĐS trong NN trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đó là: Quy mô SXNN còn nhỏ và phân tán, việc khai thác đất trong SXNN còn chưa thực sự hiệu quả do trình độ cơ giới hóa còn thấp và chưa sử dụng nhiều công nghệ hỗ trợ.
Nhận thức và trình độ của nông dân để tham gia CĐS trong NN còn hạn chế. Hầu hết các chủ thể chưa thấy được vai trò, tầm quan trọng cũng như áp lực phải ứng dụng công nghệ số vào SX, kinh doanh NN. Điều này gây khó khăn trong việc tiếp cận, cũng như ứng dụng công nghệ số trong ngành NN.
Hạ tầng công nghệ số còn nhiều hạn chế, chi phí cao, dẫn đến nông sản ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi khó có thể kết nối trực tiếp với hệ thống thương mại điện tử. Nguồn nhân lực có chuyên môn cao về SX, chế biến nông sản, biết sử dụng, vận hành các thiết bị tự động còn rất hạn chế, bởi trình độ nhân lực lao động trong lĩnh vực NN chủ yếu là nông dân, chưa được đào tạo chuyên môn bài bản. Hầu hết những người nông dân vẫn chưa được đào tạo bài bản về CĐS, nên việc ứng dụng vẫn còn gặp khó khăn trong các thao tác và đánh giá hiệu quả.
Giải pháp để nông sản Sơn Hà vươn xa
Để giúp người nông dân, các doanh nghiệp, các HTX trong huyện có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ số trong SX và tiêu thụ nông sản đạt hiệu quả, thời gian tới, huyện Sơn Hà tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chuyển đổi nhận thức về CĐS cho cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức kinh tế - xã hội và người dân. Phổ cập kiến thức CĐS, kỹ năng số, an toàn trên môi trường mạng cho người dân.
Đại diện Trung tâm Internet Việt Nam trao chứng nhận tên miền và Wesite miễn phí cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sơn Hà.
Thiết lập webiste TMĐT để các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tham gia cung cấp thông tin, mua bán hàng trên webiste TMĐT và các sàn TMĐT thông dụng; hỗ trợ người dân đưa sản phẩm dịch vụ của mình lên các sàn TMĐT để mỗi một người dân là một doanh nhân.
Đẩy mạnh tiến độ xây dựng bản đồ nông hóa trong NN, xây dựng hệ thống dữ liệu NN, bao gồm dữ liệu về đất đai, cây trồng, vật nuôi, vùng canh tác, người SX, lượng nông sản, dịch vụ và số hóa các văn bản hành chính của ngành NN. Đồng thời, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp số hóa quy trình SX, hướng tới tích hợp và minh bạch hóa sản phẩm bằng hệ thống đọc mã QR.
Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ nhằm khai thác tối ưu hơn nữa tiềm năng, nguồn lực SX-KD sẵn có của người dân, tổ chức kinh tế của huyện thông qua việc tạo lập công cụ dùng chung trên môi trường số, kết nối đến các sàn TMĐT.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo cho đội ngũ cán bộ, doanh nghiệp, nhất là cán bộ cấp thôn, xã đặc biệt đối với các cộng tác viên nông nghiệp, nhân viên khuyến nông, vì đây là cánh tay nối dài để đưa ứng dụng CĐS vào thực tiễn. Tăng cường truyền thông, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng cho nông dân. Đào tạo người dân về việc sử dụng sàn TMĐT để quảng bá sản phẩm.
Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn, triển khai áp dụng các giải pháp khoa học, kỹ thuật, hạ tầng CĐS vào các dự án (đặc biệt là dự án trồng cây ăn quả), tiến tới thực hiện đăng ký mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, lập mã QR Code và hướng đến xuất khẩu.
Diễn đàn “Lắng nghe nông dân nói” với chủ đề: “Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn”, do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tổ chức mới đây đã truyền tải những thông điệp, phổ biến những cơ chế, chính sách mới và quan trọng đến với bà con nông dân trên cả nước, trong bối cảnh Việt Nam và thế giới đang hướng tới phát triển bền vững và giảm phát thải carbon.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Công ty Cổ phần VinDT - công ty hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và sát hạch lái xe do Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng thành lập - đã chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Đào tạo và Sát hạch lái xe Hạ Long (Quảng Ninh) tại thôn Chân Đèo, xã Thống Nhất, Hoành Bồ, thành phố Hạ Long.