Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 12 tháng 10 năm 2022 | 9:57

Sơn La phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc

Sơn La có nhiều điều kiện để phát triển ngành Du lịch, đặc biệt là du lịch gắn với nông nghiệp sinh thái. Những năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị du lịch tỉnh Sơn La đã có những bước khởi sắc.

Xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn la đã yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, trong đó tập trung quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Du lịch và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch về thực hiện Luật Du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; Kết luận số 94-KL/TU ngày 23/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Sơn La có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, trong đó có du lịch nông nghiệp sinh thái.

Chỉ đạo đẩy nhanh việc hoàn thiện các điều kiện để công nhận khu du lịch, điểm du lịch theo Luật Du lịch, từ đó tạo điều kiện để các khu, điểm du lịch kêu gọi thu hút các nguồn lực đầu tư góp phần khai thác hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên du lịch của địa phương. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực địa, xác định tài nguyên du lịch, tiềm năng, thế mạnh để tập trung xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, sản vật địa phương.

>> Sơn La phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Cùng với đó, công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về du lịch được quan tâm thực hiện, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, trường học, UBND các huyện, thành phố thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển du lịch.

Xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp tạo động lực cho các ngành khác phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển du lịch; tham gia bảo vệ tài nguyên du lịch; giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh trật tự tại các khu du lịch, điểm du lịch, bản du lịch tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh du lịch.

Khu du lịch Rừng thông Bản Áng là điểm đến lý tưởng đối với du khách.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động du lịch của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường hợp tác với các đơn vị, địa phương trên cả nước trong lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động của Hiệp hội Du lịch tỉnh, khuyến khích các đơn vị trực thuộc chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ, tham gia chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc - phục hồi du lịch sau dịch Covid-19 như: giảm giá các dịch vụ, giảm giá vé tham quan các khu du lịch, điểm di tích...; hưởng ứng chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.

Phát huy thế mạnh của mỗi địa phương

Tập trung nguồn lực để đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng gắn với phát triển du lịch như: tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền thờ Hai Bà Trưng tại xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã; thác Tạt Nàng, suối nước nóng - xã Chiềng Yên; thác Nàng Tiên - xã Chiềng Khoa huyện Vân Hồ… Việc phát triển các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 5 khu, điểm du lịch được công nhận theo Luật Du lịch, gồm: Khu du lịch Rừng thông bản Áng, huyện Mộc Châu; điểm du lịch Thác Dải Yếm, huyện Mộc Châu; điểm du lịch Pha Đin Top, huyện Thuận Châu; điểm du lịch Rừng Vàng, thành phố Sơn La; điểm du lịch Đền Hang Miếng, huyện Vân Hồ.

Tới những khu vực phát triển nông nghiệp cũng được khách tìm đến.

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó chú trọng xây dựng đội văn nghệ dân gian biểu diễn hát dân ca, múa dân gian, nhạc cụ dân tộc. Xây dựng sản phẩm trích đoạn lễ hội truyền thống các dân tộc đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, trải nghiệm của khách du lịch như: Lễ hội Kin Pang Then, huyện Quỳnh Nhai, Lễ hội Hết chá huyện Mộc Châu, Lễ hội Hoa ban huyện Vân Hồ, Lễ hội Mừng cơm mới huyện Mường La…

Sản phẩm, khu, điểm du lịch, bản du lịch cộng đồng phát triển phong phú cả về bề rộng lẫn chiều sâu theo hướng phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng sản phẩm độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Cùng với đó, các huyện, thành phố tập trung phát triển sản phẩm du lịch khác biệt, làm mới sản phẩm như: Huyện Mộc Châu phát triển bản du lịch cộng đồng Tà Số; khu phố đi bộ - Chợ đêm, bản du lịch cộng đồng bản Dọi, bản du lịch Nà Sàng. Huyện Mai Sơn đưa khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi vào hoạt động gắn phát triển du lịch. Huyện Mường La xây dựng sản phẩm “Du lịch thủy điện Sơn La - Công trình lớn nhất Đông Nam Á”, phát triển du lịch cộng đồng xã Ngọc Chiến. Huyện Quỳnh Nhai phát triển du lịch sinh thái lòng hồ; du lịch trải nghiệm của HTX du lịch sinh thái Quỳnh Nhai, HTX du lịch cộng đồng Bản Bon; Khu du lịch văn hóa tâm linh Linh Sơn Thủy Từ và Đền Nàng Han, Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát; Tượng đức Phật A Di Đà ...

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top