Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 3 tháng 12 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 8 năm 2023 | 16:4

Sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất phân hữu cơ

Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) tổ chức chương trình tập huấn, trình diễn xử lý và sử dụng rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn tại Hợp tác xã Nông nghiệp An Lỗ, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Chương trình với sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), các đơn vị tổ chức, các ban ngành liên quan, hợp tác xã nông nghiệp và nông dân điển hình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Chương trình tập huấn, trình diễn xử lý và sử dụng rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn tại Hợp tác xã Nông nghiệp An Lỗ, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Chương trình tập huấn, trình diễn xử lý và sử dụng rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn tại Hợp tác xã Nông nghiệp An Lỗ, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Theo Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế, mỗi năm có 47 triệu tấn rơm rạ được tạo ra từ sản xuất lúa gạo ở nước ta. Trong số này chỉ khoảng 30% rơm rạ được thu gom và sử dụng với mục đích làm nấm rơm, thức ăn chăn nuôi, đệm lót vận chuyển trái cây, còn lại rơm rạ chủ yếu được đốt trên đồng hoặc vùi vào ruộng.

Tại Thừa Thiên Huế, diện tích trồng lúa hiện là 54.100ha, ước tính lượng rơm rạ thải ra khoảng 620.000 tấn rơm rạ khô/năm. Lượng phụ phẩm này một phần được thu gom để chăn nuôi tại chỗ hoặc nhập cho các thương lái. Việc thu gom rơm rạ chỉ được thực hiện chủ yếu trong vụ đông xuân và lượng rơm rạ còn lại trên đồng vẫn còn nhiều, thường được đốt bỏ để chuẩn bị cho canh tác vụ hè thu. Rơm rạ trong vụ hè thu thường vứt bỏ trên đồng do ruộng ẩm ướt, hoặc vứt đổ xuống các kênh mương gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, tắc nghẽn dòng chảy. 

Đại diện Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) thông tin tại chương trình.

Đại diện Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) thông tin tại chương trình.

Khi không được thu gom, rơm rạ được cày vùi nhằm tạo nguồn hữu cơ bón trả lại cho cây trồng. Cách làm này có thể giảm chi phí phân hóa học, góp phần nâng cao dinh dưỡng đất nhưng lại gây phát thải khí hiệu ứng nhà kính. Trong khi đó, việc đốt rơm rạ cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hiện nay, có khoảng 50% tỷ lệ người nông dân sau khi thu hoạch lúa xong đốt rơm rạ tại ruộng gây ô nhiễm môi trường, làm mất đi nguồn tài nguyên tái tạo rất quý. Việc sử dụng rơm rạ để làm phân hữu cơ sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất nông nghiệp và góp phần giảm thiểu đầu tư của người nông dân, đảm bảo an toàn sản xuất và tiêu dùng.

Theo PGS.TS Trần Thanh Đức, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế, rơm rạ là một trong những phụ phẩm rất được quan tâm hiện nay, đây nguồn tài nguyên trong việc tái tạo phục vụ sự phát triển kinh tế tuần hoàn.

Theo PGS.TS Trần Thanh Đức, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế, rơm rạ là một trong những phụ phẩm rất được quan tâm hiện nay, đây nguồn tài nguyên trong việc tái tạo phục vụ sự phát triển kinh tế tuần hoàn.

Cơ giới hóa ủ phân hữu cơ đã được triển khai là một trong những nội dung của dự án do Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế điều phối. Đây là ý tưởng mới trong việc kết hợp giữa vật lý và sinh hóa để tối ưu quá trình phân hủy rơm hiệu quả và chất lượng phân hữu cơ.

Với việc áp dụng công nghệ này, quá trình ủ phân hữu cơ từ rơm được tối ưu và hiệu quả tương ứng với những thông số ảnh hưởng, như tỷ lệ C/N, nhiệt độ, độ ẩm, pH, điều kiện hoạt động sinh học, ưu khí và hiếm khí. Thời gian cho việc dùng rơm ủ phân hữu cơ với công nghệ này bằng một nửa so với phương thức ủ truyền thống.

Từ năm 2016 đến nay, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế đã phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), các đối tác trong và ngoài nước phát triển các kỹ thuật, công nghệ sử dụng, chế biến rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn. Việc dùng rơm ủ phân hữu cơ đã góp phần giảm khí thải nhà kính, đảm bảo tiêu chí của bộ tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường.

So với truyền thống việc ủ rơm bằng cơ giới hóa rút ngắn thời gian sản xuất phân hữu cơ, làm tăng sản lượng.

So với truyền thống việc ủ rơm bằng cơ giới hóa rút ngắn thời gian sản xuất phân hữu cơ, làm tăng sản lượng.

Việc sản xuất phân hữu cơ từ rơm chất lượng trải qua 6 bước, gồm: Chuẩn bị luống ủ (nguyên liệu là rơm, rơm sau trồng nấm, phân bò hoặc đất); đảo trộn lần đầu, phun men vi sinh; đậy bạt, kiểm tra nhiệt độ, ẩm độ và pH của luống ủ; đảo trộn lần 2 sau 10-15 ngày, tùy điều kiện nhiệt độ và ẩm độ của luống ủ; đậy bạt và giữ nhiệt; kiểm tra thành phẩm sau 30 đến 40 ngày, tùy nhiệt độ và điều kiện luống ủ. Thành phẩm phân hữu cơ được sử dụng làm giá thể hoặc được nén ép thành viên nén để thuận tiện cho việc bón cho cây trồng.

PGS.TS Trần Thanh Đức, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế cho biết: Trong 89 triệu tấn từ cây trồng mỗi năm thì có khoảng 47 triệu tấn từ rơm rạ, đây là một trong những phụ phẩm rất được quan tâm hiện nay, nguồn tài nguyên trong việc tái tạo phục vụ sự phát triển trong kinh tế tuần hoàn. Việc sử dụng chất hữu cơ  làm giảm chất vô cơ và sẽ đảm bảo cho an toàn sản xuất, tiêu dùng. So với truyền thống việc ủ rơm bằng cơ giới hóa rút ngắn thời gian sản xuất phân hữu cơ, làm tăng số lượng.

Việc dùng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sẽ cải thiện chất lượng ruộng đất, người nông dân sử dụng an toàn, đảm môi trường và chất lượng sản phẩm.

Việc dùng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sẽ cải thiện chất lượng ruộng đất, người nông dân sử dụng an toàn, đảm môi trường và chất lượng sản phẩm.

“ Trước đây ủ rơm rạ ở các hộ nông dân thì có thể mất đến 90 ngày, nhưng sử dụng cơ giới hóa thời gian rút ngắn xuống còn 45 ngày. Cùng với đó, việc sử dụng các chế phẩm cùng với ủ với rơm rạ để thành phân hữu cơ nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp. Việc dùng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sẽ làm cải thiện chất lượng ruộng đất, an toàn cho người sử dụng, giảm thiểu được đầu vào cho người nông dân, đảm môi trường và chất lượng sản phẩm”, ông Đức nhấn mạnh.

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
Top