Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 21 tháng 4 năm 2024 | 15:38

Nhiều giải pháp giúp bưởi da xanh Mỹ Thạnh An vượt qua hạn mặn

Bến Tre: Nhiều giải pháp giúp bưởi da xanh Mỹ Thạnh An vượt qua hạn mặn Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 19/04/2024 Ngày cập nhật: 20/4/2024 English Tiếng Việt Mỹ Thạnh An là xã ngoại ô của TP. Bến Tre, nằm cặp sông Bến Tre. Toàn xã có 7 ấp, 115 tổ nhân dân tự quản (NDTQ), 3.055 hộ dân, với 10.297 nhân khẩu. Người dân thu nhập chủ yếu từ trồng bưởi và dừa. Hiện tại, tổng diện tích canh tác bưởi da xanh của toàn xã khoảng 50ha. Hội Nông dân xã Mỹ Thạnh An có 7 chi hội, 45 tổ hội nông dân và tổ hội nghề nghiệp với 603 hội viên.

Bà Lê Thị Phương Thảo bên vườn bưởi da xanh trồng xen canh dừa của gia đình.

Trong vườn dừa và bưởi, bà Lê Thị Phương Thảo (Hai Thảo), 58 tuổi, ngụ Tổ NDTQ số 5, ấp Mỹ An A đã cho người khác thuê (giá 1 triệu đồng/tháng) làm chỗ để sản xuất dừa giống được 10 năm. Theo bà Hai Thảo, tận dụng việc người thuê đất tưới nước và cung cấp phân thuốc cho dừa giống sẽ cung ứng luôn cho bưởi cùng dừa đang cho thu hoạch của gia đình. Đợt hạn mặn năm 2016, vườn bưởi của nhà bà đã bị hư hỏng hơn 50% tổng số cây trồng.

“Tôi có 3 công đất trồng xen canh bưởi da xanh và dừa xiêm xanh đã hơn 10 năm. Giai đoạn 2020 - 2022, bưởi da xanh bị sâu đục trái tấn công nên không có sản lượng thu hoạch và thu nhập. Tết Nguyên đán 2024, gia đình bán được hơn 400kg bưởi da xanh và có thu nhập khoảng 8 triệu đồng. Hiện tại, tôi đã trữ nước ngọt trong 2 mương vườn để phục vụ việc tưới tiêu bưởi và dừa của gia đình”, bà Hai Thảo chia sẻ.

Ông Nguyễn Thành Đức (Hai Đức), 69 tuổi, ngụ Tổ NDTQ số 9, ấp An Thạnh A cho biết: “Tôi có vườn trồng bưởi da xanh (2,5 công nằm cặp nhà và 5,5 công cách nhà khoảng 300m). Năm 2005, tôi bắt đầu trồng bưởi da xanh. Đến năm 2016, hạn mặn gay gắt đã gây thiệt hại hoàn toàn cây trồng của gia đình. Năm sau, tôi bắt đầu trồng bưởi da xanh trở lại”. Mỗi năm, ông Hai Đức trồng mới từ 100 - 120 nhánh bưởi da xanh. Hiện tại, bưởi của vườn nhà đang cho trái chiến (thu hoạch từ 50 - 100kg/lứa, từ 2 - 3 tháng/lứa).

Theo ông Hai Đức, công việc trồng bưởi da xanh rất cực và khó khăn. Bởi, kỹ thuật canh tác, sự tác động khắc nghiệt của thời tiết như nắng nóng cùng hặn mặn diễn ra gay gắt như hiện tại. Nhà vườn trồng bưởi da xanh ở địa phương luôn mong muốn gắn chặt công việc canh tác cùng thổ nhưỡng thích hợp và chất lượng cao của sản phẩm bưởi da xanh Mỹ Thạnh An. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước tưới và hạn mặn cao, đôi khi nước ngập tràn bờ nên cây bưởi da xanh ở địa phương đã bị thiệt hại rất nhiều. Nhà vườn luôn mong chờ những giọt mưa rớt xuống, giúp giải tỏa “cơn khát” cho cây trồng phát triển tốt.

“Trước năm 2016, thời còn “vàng son” của bưởi da xanh Mỹ Thạnh An, tôi thu hoạch 1 tấn/tháng, có được thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/tháng (giá từ 40 - 50 ngàn đồng/kg). Sau 2 tháng đậu trái, tôi bắt đầu tỉa bỏ những trái không chất lượng, chỉ giữ lại duy nhất 1 trái đẹp nhất trên mỗi chùm trái. Với dịch hại sâu đục trái, việc bao trái bằng túi lưới là biện pháp hữu hiệu và khả quan nhất giúp giữ gìn chất lượng cho sản phẩm”, ông Hai Đức nhớ lại.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thạnh An Tôn Thành Châu Khanh cho biết: để giúp người trồng bưởi da xanh trên địa bàn chăm sóc bưởi một cách khoa học, hiệu quả, nhất là trong điều kiện hạn mặn xảy ra, thời gian tới, hội sẽ tham mưu UBND xã và phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăm sóc cây có múi nói chung và bưởi da xanh nói riêng cho bà con.

 

Lê Đệ/Báo Đồng Khởi
Ý kiến bạn đọc
Top