Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên-Huế vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết 30 năm hoạt động Khuyến nông.
Trong 30 năm qua, hệ thống khuyến nông Thừa Thiên- Huế đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Nhờ áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi mà nông dân đã có được năng suất nuôi trồng hơn, nhiều loại nông sản hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hội nghị Tổng kết 30 năm hoạt động Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Các mô hình trình diễn khuyến nông, tập huấn kỹ thuật và đào tạo nghề nông nghiệp đã cung cấp cho nông dân kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng các phương pháp nuôi trồng mới đem lại thu nhập cao hơn. Các hoạt động khuyến nông ngày càng phong phú đa dạng, đa lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần thành công trong công cuộc đổi mới nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và Nhà nước.
Trong 30 năm qua, hệ thống khuyến nông Thừa Thiên- Huế đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Ngành Khuyến nông địa phương đã bám sát định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh để xây dựng thành công nhiều mô hình cho nông dân, góp phần tăng nhanh sản lượng, chất lượng nông, lâm, ngư nghiệp trên toàn tỉnh. Tập trung triển khai các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn vệ sinh thực phẩm, các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình chứng nhận VietGAP, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với từng vùng sinh thái của từng địa phương, sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cơ giới hóa trong sản xuất, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ tạo sản phẩm an toàn, ứng dụng công nghệ thông tin, cảm biến, công nghệ số... Thành lập các tổ khuyến nông cộng đồng ở các xã...
Nhờ áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi mà nông dân đã có được năng suất nuôi trồng cao hơn, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Nhờ áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi mà nông dân đã có được năng suất nuôi trồng cao hơn, nhiều loại nông sản hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một số mô hình khuyến nông có hiệu quả được nhân rộng: Các mô hình áp dụng giống lúa mới có triển vọng; Mô hình Áp dụng ba giảm ba tăng (trong đó có IPM) trên cây lúa; Mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch; Mô hình thụ tinh nhân tạo sản xuất các giống bò lại BBB, Senepol; Mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường, mô hình nuôi cua gạch gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm,; Mô hình nuôi cá Tầm tại huyện miền núi A lưới; Mô hình ứng dụng máy dò ngang Sonar trên tài khai thác hải sản xa bờ; Mô hình Hầm bảo quản bằng công nghệ CPF trên tàu khai thác hải sản xa bờ...
Tiếp tục mở rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, phấn đấu 100% xã nông thôn mới có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả, bền vững.
Để đạt được những thành tựu đó, hệ thống Khuyến nông Thừa Thiên- Huế luôn được sự quan tâm của chính quyền các cấp và ban ngành liên quan, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Sở nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Có Nghị định, Thông tư hướng dẫn về khuyến nông được ban hành kịp thời để đưa các hoạt động khuyến nông phù hợp với xu hướng phát triển chung và của địa phương. Đặc biệt, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch chương trình khuyến nông theo giai đoạn, trên cơ sở đó để triển khai các nội dung hoạt động khuyến nông hàng năm.
Ngành khuyến nông Thừa Thiên- Huế đẩy mạnh phát triển khuyến nông điện tử, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khuyến nông phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động khuyến nông và tiếp nhận thông tin phản hồi từ thực tế sản xuất.
Thời gian tới, ngành khuyến nông Thừa Thiên- Huế tiếp tục phát triển, mở rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, phấn đấu 100% xã nông thôn mới có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả, bền vững. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về khuyến nông, đặc biệt là bộ tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công về khuyến nông và chính sách xã hội hóa khuyến nông nhằm thu hút các bên tham gia hoạt động khuyến nông; Phối hợp giữa khuyến nông nhà nước với khuyến nông doanh nghiệp nhằm thu hút nguồn lực tham gia hoạt động khuyến nông. Phát triển khuyến nông điện tử, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khuyến nông phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động khuyến nông và tiếp nhận thông tin phản hồi từ thực tế sản xuất.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên- Huế tặng hoa chúc mừng đại diện ngành khuyến nông.
Cùng với đó, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp, từng bước chuẩn hóa cán bộ khuyến nông. Quan tâm đời sống vật chất và tinh thần cán bộ khuyến nông cơ sở, hỗ trợ các cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho cán bộ khuyến nông công tác lâu dài, gắn bó với nghề. Tăng cường kết nối hệ thống khuyến nông theo phương châm “ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông”.