Chiều 10/11, ông Nguyễn Danh Kỳ, Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Vườn Quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An) tái thả 13 cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm về với môi trường tự nhiên.
Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) phối hợp với Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) thả 13 cá thể động vật hoang dã, quý hiếm về môi trường tự nhiên.
Trong số 13 cá thể được thả về môi tường tự nhiên lần này gồm có 4 con khỉ mặt đỏ (tên khoa học là Macacaarctoide), 7 con khỉ đuôi lợn (tên khoa học là Macaca nemestrina), 1 con khỉ mốc (tên khoa học là Macaca assamensis) và 1 con trăn mốc (tên khoa học là Python bivittatus).
Các cá thể trên thuộc nhóm IIB của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Cán bộ của Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) và Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) đưa các cá thể động vật hoang dã vào khu vực tái thả.
Trong số 13 cá thể trên có 7 cá thể linh trưởng (3 cá thể khỉ mặt đỏ, 3 cá thể khỉ đuôi lợn và 1 cá thể khỉ mốc) do Vườn Quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An) bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang để thả về rừng tự nhiên. 6 cá thể còn lại là các loài được Vườn Quốc gia Vũ Quang tiếp nhận, chăm sóc trong thời gian qua. Trước khi được tái thả tất cả các cá thể động vật trên đều đảm bảo về tình trạng sức khỏe tốt.
Ông Nguyễn Danh Kỳ, Giám đốc Vườn quốc gia Vũ Quang thả các cá thể khỉ và trăn mốc về rừng tự nhiên.
Sau khi thả các cá thể về môi trường tự nhiên, Vườn Quốc gia Vũ Quang sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn cho các loài.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.