Trước những khó khăn của các hộ nuôi cá lồng phải giải bản, tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo UBND thị xã nghi Sơn, xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nuôi cá lồng và cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân nuôi cá lồng phải giải bản trên địa bàn.
Ngày 15/9/2023, trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Sở NN & PTNT, tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số: 14211/UBND-NN, về việc thực hiện công tác quy hoạch, quản lý nuôi cá lồng trên địa bàn thị xã Nghi Sơn.
Theo đó, tỉnh Thanh hóa chỉ đạo UBND thị xã Nghi Sơn, nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nuôi cá lồng trên khu vực biển Hòn Mê. Xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân nuôi cá lồng giải bản trên địa bàn.
Nuôi cá lồng tại xã Đảo Nghi Sơn, chính quyền đang lên phương án hổ trợ người dân di dời ra khu vực mới.
Tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xử lý lồng, bè cá, tàu thuyền neo đậu lấn chiếm luồng hàng hải, vùng nước trước các bến cảng thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn. Hướng dẫn của Sở NN & PTNT trong việc quản lý nuôi cá lồng, giải quyết một số vụ việc tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự.
Ngoài ra, thực hiện tốt công tác quản lý nuôi cá lồng đảm bảo theo quy định của pháp luật, các quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển nuôi cá lồng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn các tổ chức, hộ dân nuôi cá lồng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các thủ tục giao, thuê mặt nước, xin cấp phép nuôi trồng thủy sản, đăng ký xác nhận nuôi cá lồng và bảo vệ môi trường theo quy định.
Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ thông tin bài viết “Nuôi cá lồng ở xã đảo Nghi Sơn: Khó chồng khó” trên Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Người dân nuôi cá lồng tại xã Đảo Nghi Sơn.
Sau khi rà soát các văn bản chỉ đạo liên quan đến nuôi cá lồng, ngày 11/9/2023, Sở NN & PTNT đã chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Nghi Sơn làm việc với UBND xã Nghi Sơn, kiểm tra, đánh giá tình hình nuôi cá lồng tại xã Nghi Sơn.
Trên cơ sở kiểm tra tình hình thực tế của cơ quan chức năng, đến tháng 8/2023 vẫn còn 49 hộ với 1.414 ô lồng nuôi. Loại lồng nuôi chủ yếu theo kiểu truyền thống. Kích cỡ 01 ô lồng trung bình 3m x 3m x 3m, 01 cụm lồng thường có 6 ô lồng nhỏ, và lớn nhất có khoảng 16 ô lồng kết hợp lại, các ô lồng liên kết bằng gỗ, luồng và và được giữ nổi bởi 8-16 phao nhựa (loại 200 lít).
Năng suất nuôi đạt từ 10-20kg/m3lồng, sản lượng hàng năm đạt trên 600 tấn. Chủ yếu là: Cá song, cá giò, cá hồng mỹ, cá tráp, cá vược,…
Tuy nhiên, do mật độ quá cao so với các yêu cầu về kỹ thuật nuôi, đồng thời vụng Nghi Sơn thường xuyên phải nhận nước xả thải sinh hoạt trực tiếp cuả người dân và tàu thuyền khai thác qua lại gây bất lợi cho cá nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Từ năm 2005 - 2021, việc nuôi cá lồng tại xã Đảo Nghi Sơn từ 2 đến 3 năm lại có tình trạng cá nuôi bị chết xảy ra (tỷ lệ chết từ 20-50%).
Bên cạnh đó, vị trí đang nuôi cá 3 lồng trên địa bàn xã Nghi Sơn, thuộc phạm vi không được quy hoạch khu nuôi trồng hải sả theo Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 07/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Mặt khác, các hộ dân đầu tư kinh phí vào nuôi cá lồng của là khá lớn (bình quân đầu tư cho 1 ô lồng 27m3 khoảng 25 triệu đồng), khi thực hiện kế hoạch giải bản lồng bè thì toàn bộ lồng bè của các hộ dân không thể bán hoặc tận dụng vào việc khác. Do vậy, thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ dân nuôi cá lồng, trong khi lao động của các hộ nuôi cá lồng có độ tuổi khác nhau, trình độ học vấn thấp khó khăn để chuyển đổi công nghệ nuôi.
Hiện nay, để có cơ sở xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nuôi cá lồng trên khu vực biển Hòn Mê, cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân nuôi cá lồng giải bản theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa. UBND thị xã Nghi Sơn đang yêu cầu các xã, phường tổ chức rà soát, tổng hợp số hộ nuôi lồng, số ô lồng nuôi thủy sản trên địa bàn, thông báo đến từng hộ dân có nhu cầu nuôi cá lồng tại khu vực đảo Mê đăng ký nhu cầu các hộ nuôi cá lồng theo quy định.
Tại khu vực đảo Mê, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch 3 phân khu nuôi trồng thủy sản, nhằm tạo điều kiện để người dân tiếp tục phát triển nghề nuôi cá lồng. Hiện nay, đã có một số hộ có điều kiện kinh tế đã đầu tư nuôi cá lồng (cá giò, cá song) khu vực đảo Mê với 10 lồng HDPE (500-700m3/lồng), năng suất nuôi đạt 20-30kg/m3 lồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. |
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.