Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 năm 2024  
Thứ hai, ngày 12 tháng 8 năm 2024 | 10:49

Thanh niên vượt khó, khởi nghiệp từ vùng biên

Vượt qua mọi rào cản, chàng thanh niên Vi Văn Quang đã có ý chí, nghị lực vươn lên khởi nghiệp trên vùng đất biên cương Mường lát, Thanh Hóa.

Luồng tư tưởng mới

Những ngày cuối tháng 7, sau nhiều năm trở lại Mường Lát, trên con đường tỉnh lộ 15C tới cửa khẩu Tén Tằn, đập vào mắt chúng tôi là vườn cây đu đủ sai quả, xen lẫn một số cây đu đủ trĩu hoa, bên trong khu vườn xuất hiện những chòi lá, có du khách đang thưởng thức ẩm thực, cùng những tiếng nhạc vùng cao vang lên rộn ràng.

Khá ấn tượng với tôi về chàng thanh niên Vi Văn Quang (SN 1996), với gương mặt hiền lành chất phát, đang đón những đoàn khách vào khu vườn ẩm thực của mình.

Hình ảnh chàng thanh niên Vi Văn Quang, thị trấn Mường Lát xây dựng mô hình lưu trú tạm thời đón du khách Lào.

Hình ảnh chàng thanh niên Vi Văn Quang, thị trấn Mường Lát xây dựng mô hình lưu trú tạm thời đón du khách Lào.

Cũng như những người khách, chúng tôi bước vào được chàng trai trẻ ấy đã nhận ra đây là khách không phải vùng lân cận, nên đã giới thiệu về những món ăn khá là thú vị của đồng bào dân tộc nơi đây và của nước bạn Lào.

Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Tén Tằn, thị trấn Mường Lát, không như những thanh niên trai tráng khác đi làm ăn xa ở các tỉnh, Quang với ý chí quyết tâm thoát nghèo tại quê nhà, đã nổ lực vươn lên khởi nghiệp bằng thợ sửa xe, tạo dựng một điểm lưu trú tạm cho du khách bạn Lào và du khách khi đi đến với cửa khẩu Tén Tằn, mang về thu nhập 20-30 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ về những bước đầu lập nghiệp của mình, Quang nhìn ra phía xa xăm rơm rớm nước mắt kể: Cuộc sống không được cảm nhận sự đầm ấm của gia đình, hoàn cảnh cực kỳ vất vả. “Năm 2016, học hết lớp 10, em đã phải bỏ xứ tha hương sang nước bạn Lào sinh sống 6 tháng, sau đó trở về quê hương học sửa xe và trở thành một người thợ trẻ của vùng”.

Trước đây, khu vực vườn này là của chi hội phụ nữ xã thuê đất của Bộ đội biên phòng Tén Tằn trồng đu đủ lấy hoa, nhưng không như sự kỳ vọng nên để hoang.

Khu vườn đu đủ lấy hoa của Chi hội phụ nữ thị trấn Mường Lát được trorognf trên khu vực đất của Bộ đội biên phòng ra trĩu quả không được như kỳ vọng.

Khu vườn đu đủ lấy hoa của Chi hội phụ nữ thị trấn Mường Lát được trorognf trên khu vực đất của Bộ đội biên phòng ra trĩu quả không được như kỳ vọng.

Nhìn nhận về tuyến đường cửa khẩu Tén Tằn, nơi giao thương của nước bạn Lào và là trung tâm của thị trấn có nhiều du khách qua đường thấy vườn đu đủ sai quả vào check-in. Từ đó, đã cho em ý nghĩ biến vườn đu đủ hoang thành điểm thăm quan, thưởng thức ẩm thực của du khách.

Năm 2023, Quang kết hợp cùng một người bạn, thuê diện tích 1.000 m2 đất trồng đu đủ của Bộ đội Biên phòng Tén Tằn, tự tay từng bước cải tạo khu vườn với khoảng 300 cây và tạo dựng những chòi lá để du khách dừng chân thưởng ngoạn, với tổng số vốn 50 triệu đồng để đầu tư.

Nghị lực từ vùng đất khó

Bắt tay tạo dựng khu vườn này, với nguồn vốn ít ỏi, 2 chàng trai ấy đã phải mất 2 tháng ròng rã, không kể nắng mưa, tự mình lặn lội qua những con suối, trên những quả đồi ở các xã lân cận để chặt những cây nứa về làm then đan mành che, hay mua những cây luồng của dân về tự đào hố chôn cọc dựng chòi.

“Quãng đường đi khoảng hơn 10km đường đồi mới đến nơi lấy vật liệu, có lần em đi vào đồi lấy nứa, thời điểm ấy thu hoạch sắn, sườn dốc, 2 anh em không thể đi được đành thả cho luồng, nứa tự trôi xuống chân đồi”, Quang nói.

Ngoài ra, Quang và người bạn đồng hành của mình còn kiếm lá cỏ tranh (hay gọi là lá khả tiếng địa phương) phơi trong rừng rồi lấy về làm mái che chòi, do kinh phí ít, nên tất cả mọi thứ đều do bản thân tự cung tự cấp.

Sau hơn 2 tháng thực hiện, khu vườn đưa vào hoạt động, đón du khách đến với của khẩu Tén Tằn, đặc biệt là rất đông khách nước bạn Lào sang thưởng thức.

Du khách đến khu vườn thưởng thức ẩm thực vùng biên.

Du khách đến khu vườn thưởng thức ẩm thực vùng biên.

Theo Quang thời gian đầu đi vào hoạt động, khách đông, chàng trai trẻ ấy phải tận dụng quỹ thời gian của mình buổi trưa về sửa xe cho khách. Bởi mỗi ngày đón 7-10 đoàn khách, khoảng 100 người/ngày, khách của quán chủ yếu là đoàn đi thăm quan, các bạn trẻ đi phượt..

Đến đây du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực đặc trung của vùng.

Đến đây du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực đặc trưng của vùng.

Tôi rất khá ấn tượng về câu nói của Quang khi được hỏi về, trước khi làm em có nghĩ đến thất bại không, được chàng thanh niên đáp rất tự tin “thất bại hay không là do mình, từ khi gây dựng nơi đây em chưa nghĩ sẽ thất bại”. “Cửa khẩu Tén Tằn có tiềm năng du lịch, sắp tới em sẽ sửa chữa, dựng thêm 2 chòi nữa để đón khách”, Quang cho biết thêm.  

Hàng năm, khu vườn lưu trú tạm của Quang đón hàng nghìn du khách, đặc biệt là nước bạn Lào sang thưởng thức ẩm thực. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc vùng biên như: món tam sún (nộm đu đủ theo PV), món láp, cá sông nướng,…

Điểm check-in lý tưởng khi đến vùng đất này.

Điểm check-in lý tưởng khi đến vùng đất này.

Ông Ngân Trọng Hiệp, Chủ tịch UBND thị trấn Mường Lát cho biết, sau khi được đơn vị quốc phòng cho mượn đất, UBND thị trấn khuyến khích bà con địa phương phát triển kinh tế. Chi hội phụ nữ khu phố nhận quản lý khu đất gần cửa khẩu Tén Tằn. Các chị em lên mạng mua giống đu đủ đực về trồng với mục đích thu hoa, tuy nhiên, cây lại cho ra toàn quả, không như kỳ vọng nên để tự sinh trưởng.

“Quang là chàng thanh niên có tư duy, dám nghĩ, dám làm. Từ vườn đu đủ bỏ hoang đã đầu tư, tạo dựng thành điểm đón khách đến vui chơi, giải trí, thưởng thức các món ăn của vùng cao và nước bạn Lào. Từ tấm gương ấy chúng tôi tích cực tuyên truyền, vận động thanh niên trên địa bàn học tập, mạnh dạn khởi nghiệp như Quang", ông Hiệp cho biết thêm.

 

Thanh Duyên
Ý kiến bạn đọc
Top