Từ ngày 18 - 26/4, tại Quảng Trường Phạm Văn Đồng (TP Quảng Ngãi), diễn ra sự kiện “Triển lãm - Hội thi - Hội chợ sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi mở rộng năm 2023”. Sự kiện tổ chức với quy mô rất lớn nhất từ trước đến nay...
Chiều 18/4, tại Quảng Trường Phạm Văn Đồng (TP Quảng Ngãi), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp Hội sinh vật cảnh tỉnh tổ chức khai mạc sự kiện “Triển lãm - Hội thi - Hội chợ sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi mở rộng năm 2023”.
Triển lãm có hàng trăm cây cảnh khép kín không gian quảng Trường Phạm Văn Đồng.
Ông Trần Bảo Phát, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: Sự kiện tổ chức với quy mô rất lớn, tạo thị trường mua bán, tiêu thụ các sản phẩm SVC, sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh, là dịp quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh nhà với bạn bè, khách mời của các tỉnh, thành trong cả nước; tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế và tinh thần nhân dân. Kết nối - định hình gắn hoạt động SVC với hoạt động văn hóa nông thôn, du lịch sinh thái cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Gian hàng của Hội hoa lan tỉnh Quảng Ngãi.
Tạo điểm vui chơi giải trí, thưởng ngoạn cho nhân dân trong dịp kỷ niệm 48 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023). Gây quỹ ủng hộ các chương trình thiện nguyện.
Gian hàng của Hội SVC huyện Bình Sơn.
Sự kiện cũng là dịp tôn vinh các nghệ nhân, chủ nhà vườn, tôn vinh các tác phẩm xuất sắc đạt chuẩn: Cổ - Kỳ - Mỹ, phản ảnh đầy đủ tính văn hóa - nghệ thuật - nhân văn trên mỗi tác phẩm, do các bàn tay nghệ nhân trong tỉnh tạo ra. Qua đó, giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương đất nước và con người Quảng Ngãi.
Gian hàng của Hội đá cảnh
Diễn ra trong 9 ngày, từ 18/4 đến 26/4/2023, trong khuôn khổ sự kiện, sẽ tổ chức Triển lãm các bộ môn SVC: cây cảnh, hoa, đá, cá, chim, non bộ, tiểu cảnh, gỗ lũa, gỗ mỹ nghệ; Hội thi nhiều bộ môn: cây bonsai, hoa lan, đá cảnh Suiseki, tiếng hót chim chào mào, xếp loại Top 10 cây xuất sắc của sự kiện, xếp loại gian hàng đẹp và thi bàn tay vàng để xét công nhận Nghệ nhân SVC các cấp.
Sự kiện có tổ chức không gian hội chợ với gần 80 gian hàng của 28 nhà vườn trong 11 tỉnh, thành đưa sản phẩm đến tham gia.
Sự kiện quy tụ 45 tổ chức ở 22 tỉnh, thành phố đến tham gia và tham dự, gần 2.000 tác phẩm SVC được trưng bày triển lãm - hội thi, vượt xa so với kế hoạch đề ra và được xác định là cuộc trưng bày triển lãm hội thi SVC lớn nhất từ trước đến nay.
Hội chợ sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi lần này có nhiều những tác phẩm độc, lạ
Ngoài ra còn có Hội thảo với chủ đề “SVC thiết thực góp phần phát triển kinh tế - văn hóa xã hội Quảng Ngãi”. Nội dung tập trung đề xuất “Quảng Ngãi làm gì để đưa ngành SVC thành ngành kinh tế sinh thái có giá trị cao, thể hiện được vai trò là 1/7 ngành nghề chính ở nông thôn theo Nghị định 52 của Chính phủ”.
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Võ Phiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đánh giá: “SVC là ngành kinh tế mang đầy đủ yếu tố kinh tế, văn hóa và sinh thái môi trường. Trong thời gian qua, ngành SVC của tỉnh đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên địa bàn. Bước đầu, đã hình thành thị trường mua bán, tiêu thụ các sản phẩm SCV, sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua đó, quảng bá, giới thiệu hình ảnh quê hương, đất nước, con người Quảng Ngãi và tập hợp đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức làm nghề SVC tham gia xây dựng phát triển tỉnh”.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.