Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 6 năm 2023 | 14:54

Trường Sa trong tim người Việt - Kỳ 2: Can trường vượt khó

Ngày 15/3/1961, Bác Hồ thăm bộ đội Hải quân tại Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Tại đây Bác nói: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

Hơn sáu mươi năm đã qua nhưng lời Bác dạy, mệnh lệnh Bác giao được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam mãi khắc ghi, thực hiện trong mọi hoàn cảnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Kỳ 1: Khí phách và Linh thiêng

Khó nhiều mặt

Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippines, phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 150.000 km2. Trung tâm quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh (Khánh Hòa) 243 hải lý, cách Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) 320 hải lý.

Toàn cảnh khu vực quần đảo Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hai mùa. Đây là vùng khí hậu thời tiết rất khắc nghiệt, 1 năm có tới 131 ngày bão, gió từ cấp 6 trở lên; mỗi tháng có từ 13 -20 ngày gió mạnh. Hai tháng 4 và 5 ít gió nhất; từ tháng 6 đến tháng 9, gió Tây Nam là chủ đạo. Đây là khu vực rất hiếm nước ngọt. Trên một số đảo có một số túi nước ngọt ngầm ở tầng nông, hình thành khi nước mưa ngấm xuống. Tuy nhiên, trữ lượng và chất lượng nước thay đổi theo không gian - thời gian và bị lẫn tạp chất ở tầng đất mặt cũng như lẫn nước biển; tính kiềm yếu là đặc trưng của nguồn nước này. Thành phần cấu tạo của quần đảo thường là các mảnh vụn san hô, chủ yếu là hạt thô, cát là chủ yếu, đất có thể trồng trọt gần như không có. Trước đây, quân và dân ở Trường Sa chỉ có rau hộp, thực phẩm đóng hộp vì không trồng được rau do không có đất và thiếu nước tưới.

Nêu một vài thông số trên để thấy khó khăn của quân và dân trên quần đảo Trường Sa là rất lớn.

Đầu tháng 5 vừa qua, tác giả vinh dự được tham gia Đoàn Công tác số 9 do Chuẩn Đô đốc Lương Việt Hùng, Phó tư lệnh Quân chủng Hải Quân làm Trưởng đoàn ra thăm quân và dân quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam. Đoàn khởi hành lúc 8 giờ sáng ngày 5/5 từ Lữ đoàn 125 (TP. Hồ Chí Minh). Sau gần 48 giờ lênh đênh trên sông và biển, 4 giờ 30 sáng 7/5, tàu KN 290 của chúng tôi mới đến đảo đầu tiên – đảo Len Đao. 9 giờ sáng ngày 7/5, tàu dời Len Đao đi đảo Sinh Tồn Đông. Thời tiết khi đó có sự bất thường, gió cấp 6 thổi mạnh, sóng cấp 4 -5, cao 2-3 m khiến việc vào đảo rất khó khăn với mọi thành viên của Đoàn công tác (theo các đồng chí hải quân, thường thì thời gian tháng Ba âm lịch không có sóng to, gió lớn – tháng Ba bà già đi biển). Trải nghiệm điều này mới phần nào thấu hiểu sự khó khăn vất vả của các anh – những chiến sĩ hải quân nơi tiền đồn phía Đông của Tổ quốc.

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Đoàn công tác số 9 do Chuẩn đô đốc Lương Việt Hùng, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân làm trưởng đoàn có hải trình gần 2.000 km qua các đảo Len Đao, Sinh Tồn Đông, Đá Tây C, Trường Sa, nhà giàn DK1-11. Đến các điểm đảo cũng như nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam mới thấy được sự kiên cường của cán bộ chiến sĩ. Dù khó khăn vậy nhưng ở đâu nơi chúng tôi tới cũng thấy màu xanh của rau. Để có được những luống rau mơn mởn ấy, không chỉ là mồ hôi công sức của cán bộ chiến sĩ trên đảo mà còn là những tấm lòng sẻ chia từ đất liền (đất, phân, hạt giống được đưa từ đất liền ra).

Không chỉ có rau xanh, phong lan, hoa giấy,… cũng được cán bộ chiến sĩ gây giống, vun trồng ở tất cả những nơi có thể. Sự hiện diện của rau, của hoa trên đảo, nhất là những đảo nổi vừa giúp đời sống của cán bộ, chiến sĩ thêm phấn chấn, yêu đời, tăng sự nhiệt huyết, sáng tạo vừa giúp họ vơi đi nỗi nhớ đất liền, lại có thêm rau xanh cho bữa ăn hằng ngày. Điều đó đã cùng các anh vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, sự xa sôi cách trở với đất liền để hoàn thành xuất sắc trọng trách bảo vệ chủ quyền thiêng liêng, sự toàn vẹn của lãnh thổ, sự bình yên của đất liền.

Không chỉ bảo vệ vững chắc lãnh thổ, cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa còn là người thân của những ngư dân đánh cá xa bờ - những người khẳng định chủ quyền trên biển Tổ quốc, nhất là những khi biển sóng to, gió lớn, khó khăn về nhiên liệu, thực phẩm hay khi không may có thuyền viên ốm đau, tai nạn.

Và nữa, cán bộ, chiến sĩ trên các đảo còn là người thân của cư dân trên đảo, là người thày của các em nhỏ - mầm non tương lai của Tổ quốc.

Dưới đây là một số hình ảnh được tác giả ghi nhận trong chuyến công tác:

Một vườn rau trên đảo Sinh Tồn Đông.

Ô rau trên đảo nổi Len Đao.

Vườn rau trên đảo nổi Đá Tây C.

Đoàn công tác số 9 thăm một hộ dân trên đảo Trường Sa.

Thành viên Đoàn công tác số 9 chụp ảnh với các cháu con một số gia đình trên đảo Trường Sa.

Cột mốc văn hóa tâm linh của người Việt

Phật giáo đã được truyền vào Việt Nam từ trong đời sống của nhân dân, do đó, trong tâm thức người Việt, nơi nào có dân, có làng thì ở đó có chùa. Chùa là nơi thể hiện triết lý nhân sinh, tinh thần khoan dung, hòa hợp trong đời sống tín ngưỡng của người Việt và ngôi chùa trở thành thiết chế văn hóa không thể thiếu của làng xã Việt Nam. Sự hiện diện của chùa vừa gần gũi thân thiết vừa là biểu tượng cội nguồn của văn hóa Việt.

Không chỉ mang giá trị tín ngưỡng, những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa vừa là cột mốc văn hóa tâm linh vững chãi của quân và dân nơi đây, vừa thể hiện chủ quyền Tổ quốc  nơi đảo xa. Hồn dân tộc luôn hiện hữu bởi hình ảnh những ngôi chùa thuần Việt trên quần đảo Trường Sa.

Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã để lại những kỷ niệm đẹp trong Đoàn công tác số 9 bằng sự tham gia nhiệt tình, có chất lượng vào các hoạt động giao lưu văn nghệ, thi đấu cờ tướng, viết cảm nhận ngắn. Đặc biệt, trong chuyến đi này, đoàn đã mang theo 2 cây bồ đề  từ đất Phật (Ấn Độ) tặng cho chùa trên đảo Sinh Tồn Đông và chùa Trường Sa Lớn trên đảo Trường Sa.

Dưới đây là hình ảnh chùa trên đảo Sinh Tồn Đông và đảo Trường Sa:

Ông Trương Mạnh Tiến, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế môi trường, thành viên đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam trong Đoàn công tác số 9 tặng cây Bồ đề cho sư trụ trì chùa Trường Sa Lớn.

Chùa Trường Sa Lớn.

Những tấm pin mặt trời và những khay rau trên nhà giàn DK1-11.

Kỳ sau: Trọn Niềm tin cùng Trường Sa

 

 

Hiền Anh
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top