Câu chuyện xét nghiệm ADN là thuộc về khoa học. Điều đáng bàn là câu chuyện về tình người đằng sau các kết quả xét nghiệm này.
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về vụ con sinh đôi khác cha ở Hòa Bình và hai vụ nhận nhầm con ở Hà Nội. Mọi việc có thể sẽ chìm trong bức màn bí mật mãi mãi nếu những người liên quan không tìm đến trung tâm xét nghiệm ADN. Và những sự thật không thể ngờ tới đã được khoa học "đưa ra ánh sáng".
Trên một số diễn đàn và mạng xã hội, nhiều người chia sẻ các biện pháp tránh nhận nhầm khi sinh con ở bệnh viện. Có thể là họ còn đang hoài nghi và không tin tưởng vào cách quản lý trẻ sơ sinh của các bệnh viện ở Việt Nam.
"Có lẽ chưa có một khảo sát hay điều tra xã hội học nào về nhu cầu giám định ADN nhưng sau những vụ việc vừa rồi, rất có thể sẽ có một hiệu ứng dây chuyền và nhu cầu xét nghiệm ADN sẽ tăng cao", anh Bình (Hai Bà Trưng- Hà Nội) nói.
Người ta xét nghiệm ADN để làm gì?
Về bản chất, những người nhờ đến xét nghiệm ADN đều muốn tìm ra sự thật, tìm một câu trả lời chính xác về mối quan hệ huyết thống thông qua sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật. Kết quả xét nghiệm sẽ làm sáng tỏ những băn khoăn, ngờ vực về mối quan hệ giữa những người có liên quan trong các xét nghiệm này.
Với vụ “con sinh đôi khác cha” thì đằng sau đó là một niềm tin đã bị đặt nhầm chỗ, mà cụ thể hơn là sự lừa dối trong mối quan hệ vợ chồng. Từ kết quả xét nghiệm ADN, phủ lên một bóng mây nghi ngờ về lòng chung thủy, cái niềm tin tuyệt đối trong tình yêu, trong quan hệ vợ chồng đã bị đánh cắp. Giả sử như chưa từng có phương pháp xét nghiệm ADN thì có lẽ nhiều người sẽ mãi mãi đặt niềm tin vào một sự không trung thực. Trong trường hợp này, xét nghiệm ADN đã đóng vai trò tích cực trong cuộc sống
Còn đối với vụ nhận nhầm con của hai người phụ nữ thì đằng sau kết quả xét nghiệm ADN ấy là những day dứt, trăn trở và bất ngờ của những người trong cuộc. Một sự nhầm lẫn kéo dài cả nhiều chục năm, nhưng niềm tin và tình cảm thì không hề nhầm chỗ, nó vẫn tỏa sáng trong tim mỗi người. Điều ấy thể hiện bằng tình cảm người ta trao cho nhau khi mà ông bố hét lên “chỉ có nó là con” hay khi người ta bàn với nhau “giấu kết quả đi không con bé nó buồn”…Trong trường hợp này, có lẽ khoa học xét nghiệm ADN không có nhiều ý nghĩa.
Tình người và tính nhân văn đằng sau các kết quả xét nghiệm
Bỏ qua vấn đề khoa học và những chuyện tiếu lâm hay thị phi của xã hội, điều đáng bàn là câu chuyện đằng sau những kết quả xét nghiệm, mà hơn hết là câu chuyện về tình người, về niềm tin và cách ứng xử của những người trong cuộc.
Cuộc sống có những điều nằm ngoài dự đoán mà chúng ta không thể lường trước được. Kết quả xét nghiệm có thể giúp người ta sáng tỏ mọi nguồn cơn, giúp con người ta tìm về với nguồn gốc của mình. Nhưng đôi khi kết quả xét nghiệm lại có thể mang đến những hiệu ứng tiêu cực, dẫn tới bi kịch trong gia đình, xã hội. Và chúng ta tự đặt câu hỏi: Vậy điều đó phụ thuộc vào cái gì? Câu trả lời chỉ gói gọn vào hai chữ Tình Người.
Đối với khoa học thì kết quả chỉ có một, nhưng đối với cuộc sống, nó lại phản ánh muôn màu, mà cụ thể hơn là cái tình người dành cho nhau trong đó. Người muốn biết cái tình mình dành cho đối phương có bị lừa dối hay không, người lại muốn tìm đối tượng đúng của mình để trao gửi cái tình… tất cả chỉ phụ thuộc vào cách ứng xử của con người.
Đối với vụ nhận nhầm con, có những ý kiến cho rằng những người cha, người mẹ hay những người con không nên khơi lại chuyện xưa, chấp nhận thực tế đã an bài. Nhưng có lẽ chỉ những người trong cuộc mới rõ hơn ai hết họ cần phải làm gì. Tất cả những người cha, người mẹ, người con ở đây đều vô tình rơi vào tình cảnh trớ trêu của số phận và khi họ đã biết sự thật thì liệu lương tâm có thanh thản khi không đi tìm máu mủ, ruột rà của mình?
Một điều hết sức cảm động là ở vụ nhận nhầm con, người trong cuộc không một lời oán giận về sự tắc trách, bất cẩn hay vì nguyên nhân nào đó đã đưa đẩy cuộc đời họ vào cảnh phải rời xa cha mẹ đẻ/con đẻ ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời.
Cả hai người con bị nhận nhầm là chị Trang và chị Hiền đều đã được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ nuôi. Và cũng bởi lẽ đó mà không nên dùng từ "nuôi nhầm" ở những trường hợp này. Nếu chỉ xét về trách nhiệm thì mới có khái niệm "nuôi nhầm". Nhưng nuôi con đâu chỉ là trách nhiệm, con có thể bị nhận nhầm, nhưng tình yêu thương của cha mẹ dành cho con thì không thể nhầm. Thậm chí, khi cha mẹ biết là "nhầm" nhưng vẫn giấu đứa con và tiếp tục nuôi nấng, yêu thương hơn trước thì sao lại gọi là "nuôi nhầm". Nói "nuôi nhầm" con liệu rằng có thiếu nhân văn?
Trong cuộc sống, cụ thể trong quan hệ giữa con người với con người có vô vàn tình huống, hoàn cảnh, có thể có những số phận éo le, trớ trêu chỉ được sáng tỏ bằng câu trả lời chuẩn xác của khoa học. Mỗi người con chỉ có một cha và một mẹ đẻ ra... Chị Trang và chị Hiền, sau này dù có tìm lại được cha mẹ đẻ hay không thì các chị cũng vẫn luôn có tình yêu thương của gia đình bên cạnh. Hy vọng lắm vào những tư duy tỉnh táo, những cư xử giàu lòng nhân ái đằng sau mỗi kết quả xét nghiệm ADN để cuộc sống tốt đẹp hơn./.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.