Ngày 12/4, Công an TP. Long Xuyên (An Giang) cho biết, đang phối hợp với các cơ quan chức năng và chủ phương tiện tổ chức trục vớt ghe gỗ cùng hàng trăm tấn gạo chìm xuống sông Hậu do va chạm với xà lan chở cát.
Vào khoảng 6 giờ 30 phút ngày 11/4, tại đoạn giao nhau giữa rạch Long Xuyên với sông Hậu, (phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên), sà lan mang biển kiểm soát KG - 03333 do Nguyễn Văn Trọng (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) điều khiển đang chở cát lưu thông theo hướng Châu Đốc - Long Xuyên.
Đi đến vị trí nói trên thì sà lan rẽ vào rạch Long Xuyên theo hướng đi huyện Thoại Sơn thì xảy ra va chạm với ghe gỗ biển kiểm soát AG - 10897 do anh Đỗ Văn Thẳng (xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang) điều khiển đi theo chiều ngược lại.
Cú va chạm mạnh khiến ghe của anh Thẳng cùng 115 tấn gạo (trị giá trên 710 triệu đồng) chìm xuống sông Hậu.
Trước khi và chạm trên ghe của anh Thắng còn có vợ, con gái. Rất may, anh Thắng cùng vợ và con gái chỉ bị xây xát nhẹ và được người dân đưa vào bờ an toàn.
Sau khi và chạm, Trọng điều khiển xà lan qua khu vực cầu Tôn Đức Thắng thì bị lực lượng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh đuổi theo mời về trụ sở Công an phường làm việc.
Tại thời điểm xảy ra tai nạn, cả hai phương tiện trên đều chở quá tải. Vụ việc đang được các ngành chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
ĐBSCL: Gần 60 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm
Theo Bộ NN&PTNT, khu vực ĐBSCL hiện có 526 khu vực sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài gần 800km. Trong đó, có 57 khu vực sạt lở nguy hiểm, tổng chiều dài 164km, cần phải được xử lý để đảm bảo ổn định dân sinh, KT-XH vùng ven sông, ven biển.
ĐBSCL là vùng hạ lưu của Châu thổ sông Mê Kông, với địa hình trũng thấp. Phần lớn đất đai trong vùng là phù sa mềm yếu, tổng diện tích 4 triệu ha. Biến đổi khí hậu và những tác nhân khác càng làm cho tình trạng sạt lở vùng ĐBSCL gia tăng, phức tạp, đe doạ đến sản xuất và đời sống người dân trong vùng.
Mỗi năm, vùng ĐBSCL cung cấp khoảng 90% sản lượng lúa và 60% sản lượng thủy sản phục vụ xuất khẩu. Cùng với đó, rừng ngập mặn tại đây có vai trò rất lớn về sinh thái, môi trường.
Chính phủ đã hỗ trợ 1.500 tỷ đồng để triển khai 29 dự án cấp bách sạt lở bờ sông, bờ biển. Bộ NN&PTNT đề nghị Thủ tướng xử lý sạt lở 1.000 tỷ đồng ngồn đầu tư trung hạn, 36 triệu USD từ dự án WB, ADB. Tuy nhiên, các địa phương còn lúng túng trong việc triển khai dự án chống sạt lở, xử lý cấp bách.
Theo ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh đã xây dựng được 18km bờ kè bờ biển. Các đoạn kè đã khắc phục được một số yếu điểm cho hệ thống rừng ngập mặn, như gây bồi, tạo bãi, bước đầu cho thấy hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tỉnh đang gặp một số khó khăn nhất định, như tỉ lệ sạt lở bờ biển của Cà Mau hiện diễn ra rất khó lường.
Từ năm 2007 đến nay tỉnh Cà Mau đã mất khoảng 9.000ha đất rừng và bờ biển, nguy cơ làm vỡ đê biển Tây, làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất và đe dọa tính mạng, tài sản của hàng trăm ngàn hộ dân vùng ven biển.
Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, giải pháp công trình, phi công trình đã có. Hiện nay, khó khăn là tài chính chống sạt lở, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sạt lở đất. Vây, Bộ NN&PTNT đề nghị Thủ tướng cho triển khai công trình cuốn chiếu, có thể tập trung ở Cà Mau, rồi đến các tỉnh khác mà không nên dàn trải, không đồng bộ, lãng phí.
Theo ông Nguyễn Văn Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, tình trạng khai thác cát hiện nay là rất phức tạp, khiến cho việc sụt lún, sạt lở diễn ra ngày càng nhanh hơn. Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay trong việc chống sạt lở, các địa phương cần có phương án quy hoạch vị trí khai thác cát hợp lý, có kiểm soát của ngành chức năng.
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT giao cho Tổng cục phòng chống thiên tai rà soát những điểm sạt lở, có phương án xử lý. Chúng ta chống sạt lở phải gắn với sinh kế người dân. Đồng thời, các địa phương phải gần dân hơn, cảnh báo kịp thời, xử lý nhanh những biến đổi bất thường với những công trình, phi công trình.
ĐBSCL: Mặn xâm nhập sâu vào đất liền 40 - 50km
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết, mùa khô năm 21019, khả năng mặn xâm nhập sâu vào đất liền từ 40-50km, nhất là trong các đợt triều cường kết hợp gió chướng dẫn tới độ mặn có thể tăng cao đột ngột hơn so với dự báo.
Hiện, trên sông Vàm Cỏ Đông, tại trạm Bến Lức, độ mặn lớn nhất đạt 5,8‰, cao hơn 4,5‰; trên sông Vàm Cỏ Tây, tại trạm Tân An, độ mặn lớn nhất đạt 4,9‰, cao hơn 4,4‰ so với mùa khô năm ngoái.
Tại tỉnh Bến Tre, trên sông Hàm Luông, độ mặn đạt 7‰ tại vàm Cái Quao (huyện Mỏ Cày Nam), sâu hơn và thấp hơn cùng kỳ năm 2016.
Tại khu vực giáp biển Tây, trên sông Cái Lớn (địa bàn Kiên Giang, Hậu Giang) độ mặn lớn nhất đạt 25,3‰, cao hơn 5,3‰ so với năm 2018.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, diễn biến xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 có khả năng mặn xâm nhập sâu 40-50km.
Trước thực trạng trên, các địa phương cần có kế hoạch chủ động sản xuất, bố trí mùa vụ, vận hành hệ thống công trình hợp lý, chuẩn bị các giải pháp ứng phó ngay từ thời điểm hiện nay. Đồng thời tăng cường công tác giám sát mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với các diễn biến nguồn nước.
Bạc Liêu: Sẽ cách chức hiệu trưởng nếu để xảy ra bạo lực học đường
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu giao cho Công an tỉnh thành lập Tổ công tác chống bạo lực học đường, do Đại tá Lê Tấn Tới, Giám đốc Công an tỉnh làm Tổ trưởng để kiểm tra, tuyên truyền ngăn ngừa bạo lực học đường.
Nếu trường học nào để xảy ra bạo lực sẽ cắt chức hiệu trưởng và xứ lý có hình thức đối với giáo viên chủ nhiệm…
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, thời gian tới, các ngành, các địa phương và Ban chỉ đạo 138 phải quan tâm làm tốt công tác quản lý cai nghiện; phòng, chống có hiệu quả các loại tội phạm và phòng chống tội phạm về ma túy, mua bán người, tín dụng đen, bạo lực học đường.
Báo cáo của Ban chỉ đạo 138 tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong năm 2018, đối với tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 558 vụ việc, liên quan đến 540 đối tượng. Ngoài ra, các đơn vị liên quan, mà chủ công là lực lượng Công an trong tỉnh đã phát hiện, triệt phá 636 vụ và bắt xử lý 2.400 đối tượng tệ nạn xã hội.
Đối với tệ nạn ma túy, mặc dù trên địa bàn tỉnh không có điểm nóng về ma túy. Song loại tội phạm này vẫn còn diễn ra âm ỉ, tại một số địa phương.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.