Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang xác định, nhiều hộ dân đã chuyển nhượng đất, không còn canh tác nhưng vẫn được hưởng những khoản hỗ trợ nhiều tỉ đồng.
Bồi thường, hỗ trợ khống
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ tới Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 3 bị can về tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đối với: Phan Đức Hạnh, nguyên Phó giám đốc Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bắc Giang; Thân Đức Thanh và Nguyễn Văn Lực, cùng là cán bộ Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bắc Giang. Riêng bị can Ngọc Minh Phụng, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Sơn Động (Bắc Giang) bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết luận điều tra, từ năm 2016, UBND tỉnh Bắc Giang triển khai dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, tại xã Tuấn Mậu thuộc huyện Sơn Động. Dự án có ảnh hướng đến đất canh tác của một số hộ dân xã Tuấn Mậu nên Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bắc Giang được giao nhiệm vụ phối hợp với Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Sơn Động thực hiện đo đạc, lập hồ sơ thu hồi đất, lập phương án bồi thường trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, các bị can Phan Đức Hạnh, Thân Đức Thanh và Nguyễn Văn Lực biết rõ, có 6 hộ dân đã chuyển nhượng đất cho người khác cách đây cả chục năm, nhưng vẫn lập hồ sơ hợp thức hóa để xác nhận phương án bồi thường hỗ trợ trái quy định cho các hộ này với tổng số tiền tiền hơn 6,3 tỉ đồng. Hành vi của các bị can này đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 4,5 tỉ đồng là tiền hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất và tiền hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm trái quy định.
Cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang cũng xác định, khoản tiền bồi thường, hỗ trợ nêu trên đã chui vào túi một số người đầu cơ đất, trong đó có ông Ngô Quốc Bình, cán bộ thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang (nay đã về hưu). Đối với 6 hộ dân có tên trên danh sách không hề biết gì về những khoản bồi thường, hỗ trợ. Họ chỉ được được hưởng từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng từ những người đầu cơ “chia lộc”. Trong tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ trái quy định đến nay UBND huyện Sơn Đồng mới thu hồi được hơn 500 triệu đồng, khoản còn lại không thu hồi được.
Cũng theo kết luận điều tra, bị can Minh Ngọc Phụng với chức vụ là Trưởng phòng Tài nguyên- Môi trường đã không thực hiện chức trách người đứng đầu cơ quan có nhiệm vụ chủ trì thẩm định phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, không nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật về chính sách bồi thường, hỗ trợ. Bị can này được phân công thẩm định phương án thu hồi đất và bồi thường theo quy định pháp luật và giải quyết các thắc mắc, kiến nghị của hộ dân nhưng không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, cũng không chỉ đạo cấp dưới thực hiện thẩm định mà chỉ giao họ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra đầu mục tài liệu, dẫn đến việc hỗ trợ trái quy định.
Đáng chú ý, tại kết luận điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang đã xác định hàng loạt cán bộ lãnh đạo các cấp có dấu hiệu của hành vi thiếu trách nhiệm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự bởi nhiều lý do. Trong đó, ông Giáp Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động, Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt, là người trực tiếp chỉ đạo và ký quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ trái quy định nhưng được xác định đã chủ quan tin tưởng vào tham mưu của Phòng Tài nguyên - Môi trường, không nghiên cứu kỹ về chế độ, chính sách trong công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dẫn đến phê duyệt phương án sai, gây thiệt hại 4,55 tỉ đồng”.
“Hành vi của ông Giáp Văn Tâm có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ nhưng xét vai trò, tính chất và mức độ lỗi thì thấy không cần thiết xử lý trách nhiệm hình sự mà kiến nghị xử lý bằng biện pháp hành chính cũng đủ sức răn đe”, kết luận điều tra nêu. Tương tự, nhiều cán bộ xã Tuấn Mậu, trong đó có Chủ tịch và Phó chủ tịch xã không tham gia vào đo đạc, kiểm đếm tài sản nhưng vẫn ký xác nhận vào hồ sơ bồi thường cho 6 hộ dân là do “tin tưởng vào cơ quan chuyển môn của Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên- Môi trường tỉnh Bắc Giang”.
Ngoài ra, ông Phan Khánh Hưng, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên- Môi trường tỉnh Bắc Giang, ông Ngô Văn Xuyên, Phó giám đốc Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh Bắc Giang… cũng được xác định có trách nhiệm trong vụ án nhưng chưa đến mức xử lý hình sự. Liên quan đến vụ án này, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đã khởi tố một vụ án hình sự độc lập về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, khởi tố bị can đối với Ngô Quốc Bình để tiếp tục điều tra làm rõ.
Cảnh cáo phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Phú Yên
Ngày 13-3, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên ra thông báo kết quả kỳ họp thứ 32 và 33 của ủy ban này. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Mai Kim Lộc - bí thư Đảng ủy, phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Phú Yên.
Theo thông báo, từ năm 2014-2019, với các chức vụ được giao, phụ trách lĩnh vực khoáng sản, ông Lộc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, buông lỏng công tác quản lý, tham mưu việc cấp phép không đúng các quy định của Luật khoáng sản, các văn bản chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên, gây thất thoát ngân sách nhà nước. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên cũng có kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và đề nghị Ban thường vụ Tỉnh ủy xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với 4 cán bộ lãnh đạo đoàn thể, cấp huyện. Đó là bà Đặng Thị Hồng Nga - tỉnh ủy viên, bí thư Đảng đoàn, bí thư chi bộ, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí dự án do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Yên quản lý, bà Nga đã để xảy ra các vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và cá nhân bà Nga. Ông Đỗ Sơn - huyện ủy viên, đại biểu HĐND huyện, bí thư chi bộ, trưởng phòng tài chính - kế hoạch huyện Tuy An - vi phạm những điều đảng viên không được làm, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và tổ chức Đảng.
Ông Lê Tấn Thảo - ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, bí thư Đảng ủy cơ quan chính quyền huyện, phó chủ tịch UBND huyện Đông Hòa - trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để cấp dưới tham mưu và ký nhiều quyết định chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định pháp luật, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Ông Nguyễn Văn Tiên - huyện ủy viên, bí thư Đảng ủy thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa) - trong thời gian giữ chức trưởng Phòng tài nguyên và môi trường huyện Đông Hòa đã thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái quy định pháp luật về đất đai gây hậu quả rất nghiêm trọng. Ông Tiên đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 19-2 vừa qua.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.