Ngày 6/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020 với 62 điểm cầu ở tất cả các tỉnh, TP trong cả nước và 4 điểm cầu tại hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc).
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lại Thanh Sơn, Phó chủ tịch Thương trực tỉnh Bắc Giang, cho biết, Bắc Giang được coi là “thủ phủ” trái cây ở miền Bắc Việt Nam và là “kinh đô” của vải thiều với diện tích, sản lượng được tiêu thụ lớn nhất cả nước. Có được những kết quả đó, ngoài cố gắng, nỗ lực của chính quyền, nhân dân trong tỉnh, Bắc Giang luôn nhận được sự quan tâm, trợ giúp của nhiều tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài. Đó chính là những nhân tố quan trọng cùng với “thiên thời, địa lợi” để tạo nên những mùa vụ bội thu.
Ông Sơn cho biết, để giữ vững thương hiệu, bảo đảm cao về an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo ổn định quy hoạch 28 nghìn ha vải thiều, sản lượng đạt từ 150-200 nghìn tấn/năm. Riêng năm 2020, sản lượng vải thiều ước đạt 160 nghìn tấn.
Diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 15 nghìn ha, tăng hơn 1,1 nghìn ha so với năm 2019 và hướng tới đạt 100% diện tích. Diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 218 ha, được Mỹ cấp mã số IRADS, cơ quan chức năng Nhật Bản chấp thuận 19 mã vùng trồng; cơ quan chức năng Trung Quốc chấp thuận 149 mã vùng trồng và 288 cơ sở đóng gói.
Điều đó khẳng định, tỉnh Bắc Giang đã sẵn sàng các điều kiện và đáp ứng đủ số lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia, Singapore, Trung Đông, Thái Lan và các nước khác trên thế giới, ông Sơn cho biết.
Để phù hợp với tình hình dịch Covid -19, tỉnh Bắc Giang xác định chủ yếu tiêu thụ vải thiều ở thị trường nội địa vì đây vẫn là thị trường nhiều tiềm năng. Đến nay, các đối tác là đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp, doanh nhân đã kết nối, ký hợp đồng với các điểm cung ứng trên địa bàn tỉnh và những ngày này vải thiểu sớm đang được tiêu thụ rất thuận lợi.
Ông Lại Thanh Sơn cho biết, với công tác chuẩn bị như trên, chúng tôi đang hướng tới kịch bản khả quan sản lượng vải thiều xuất khẩu đạt khoảng 80 nghìn tấn, chiếm 50% sản lượng, phần còn lại được chế biến, tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Các đại biểu khai trương sàn giap dịch điện tử vải thiều Bắc Giang.
Nhân dịp này, tỉnh Bắc Giang cùng các đại biểu khai trương “Sàn giap dịch điện tử vải thiều Bắc Giang” để phục vụ cho công tác Xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ cắt băng xuất hành đoàn xe vải thiều tiêu thụ tại thị trường trong nước và quốc tế.
Ngay sau khi Hội nghị trực tuyến kết thúc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ cắt băng xuất hành đoàn xe vải thiều tiêu thụ tại thị trường trong nước và quốc tế.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.