Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản yêu cầu một số sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, thống nhất thời gian các đơn vị được cấp phép khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chỉ được phép hoạt động khai thác trong ngày từ 07 giờ sáng đến 17 giờ chiều, cấm khai thác ngoài thời gian trên, nhất là vào ban đêm. Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, bãi bồi ven sông vào mùa lũ hàng năm từ ngày 15/6 đến hết ngày 31/10.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang giao Công an tỉnh (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138/CP của tỉnh) chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý và xây dựng kế hoạch trấn áp tội phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi. Nắm chắc tình hình, phát hiện, tổ chức đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát, sỏi, hoạt động vận chuyển, mua bán cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp tại địa phương.
Tập trung vào địa bàn giáp ranh với các tỉnh, thành phố lân cận và giữa các huyện trong tỉnh; xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác cát, sỏi trái phép, kể cả xử lý bằng pháp luật hình sự; không để xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép, sai phép diễn ra phức tạp, kéo dài, làm mất an ninh trật tự tại địa phương.
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh khoanh định các khu vực bến, bãi ven sông đủ điều kiện chứa cát, sỏi tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh; tham mưu UBND tỉnh thực hiện cấp phép hoạt động bến, bãi ven sông chứa cát, sỏi theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện tăng cường công tác quản lý đê điều, thủy lợi; tăng cường kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác, tập kết, kinh doanh cát, sỏi ảnh hưởng đến an toàn đê điều, hành lang thoát lũ.
Sở TN&MT chủ trì, tham mưu UBND tỉnh thực hiện quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông, bãi bồi ven sông theo quy định; thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến của các cơ quan có liên về thời gian khai thác, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phép khai thác trong nội dung giấy phép khai thác cát, sỏi theo Điều 9 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền, tập huấn Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định của pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản có liên quan đến công chức, viên chức trong ngành và các tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản cát, sỏi.
Đồng thời đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm quy định về thời gian khai thác, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phép khai thác trong nội dung Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông và các nội dung quy định tại Điều 9 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, cơ quan liên quan tổ chức thẩm định các dự án mở mới và dự án nạo vét, khơi thông luồng, tuyến giao thông thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông quy định tại Điều 14 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
UBND cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ và chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn cát, sỏi chưa khai thác.
Ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được tin báo xảy ra hoạt động khai thác trái phép cát, sỏi trên địa bàn; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh về quản lý cát, sỏi trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
UBND cấp xã có sông chảy qua chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản, quy định của Chính phủ. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến thôn, bản, xóm; vận động nhân dân địa phương không khai thác, tập kết, kinh doanh, vận chuyển trái phép cát, sỏi.
Phát hiện và xử lý tổ chức, cá nhân khai thác trái phép cát, sỏi; phối hợp xử lý vi phạm trên địa bàn và với các xã thuộc các địa phương khác trong khu vực giáp ranh. Ngăn chặn hoạt động khai thác trái phép cát, sỏi ngay sau khi phát hiện; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo ngay UBND cấp huyện để xử lý theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND cấp huyện về quản lý cát, sỏi trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác cát, sỏi có trách nhiệm lắp đặt bảng thông báo tại bờ sông thuộc phạm vi khu vực khai thác để công khai thông tin giấy phép khai thác, dự án khai thác cát, sỏi lòng sông với các nội dung: tọa độ, diện tích, sơ đồ phạm vi khu vực khai thác, thời gian khai thác, tên phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác cát, sỏi; thời gian xong trước ngày 31/10/2020. Nếu không thực hiện sẽ không được phép khai thác sau thời gian trên (kết thúc mùa lũ năm 2020).
Thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu tại giấy phép khai thác khoáng sản được UBND tỉnh cấp và các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh, tập kết cát, sỏi, đối với trường hợp bến, bãi chứa cát, sỏi nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc liên quan đến đê điều phải thực hiện lập hồ sơ cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều.
Phải lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bến bãi tập kết cát, sỏi với nội dung: địa chỉ cung cấp cát, sỏi được tập kết tại bến bãi; lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi; diện tích bến bãi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.