Anh Sơn (Nghệ An) không chỉ đẹp bởi những mảng màu danh thắng, văn hóa tâm linh, nơi đây còn cất giấu một thức quà quê ẩn sau lớp lá chuối khô dậy mùi quê hương, xứ sở - bánh gai dốc Dừa (xã Tường Sơn).
Men theo con đường dẫn lên xã Tường Sơn (Anh Sơn), tôi dừng lại ở một quán ven đường. Ấn tượng đầu tiên là những câu mời chào thân thiện, nồng hậu, gần gũi và thân quen của bà con nơi này.
Tường Sơn nổi tiếng với một thứ được xem là đặc sản của huyện Anh Sơn – Bánh gai xứ Dừa.
Đến thăm gia đình chị Lê Thị Mai (xóm 3, xã Tường Sơn), đây là gia đình làm bánh Gai nức tiếng ở xứ Dừa, chị chia sẻ: “Gia đình tôi làm bánh gai từ lâu lắm rồi, không biết từ bao giờ, nhưng với gia đình tôi và các hộ làm bánh ở xã Tường Sơn này thì bánh gai được xem là một thức quà quê truyền thống".
Quan sát những người cùng làm bánh, người tách từng manh lá chuối khô, người gói bánh, nấu bánh… tất cả tạo nên một nhịp điệu sau những thanh âm quen thuộc của cuộc sống. Bánh gai xứ Dừa ở đây được xem là đặc sản, bởi nếu không phải xứ Dừa, thì không một nơi nào có thể làm ra được một chiếc bánh gai đậm đà mùi nếp, thơm lừng của lá gai, ngọt dịu của nhân đậu xanh.
Chị mai chia sẻ thêm: “Làm bánh gai dễ, nhưng để sản phẩm được người mua nhớ đến là cả một quá trình. Từ khâu chọn nguyên liệu, cho đến gói hay nấu bánh, chúng tôi đều hết sức cẩn thận, tỉ mỉ và kỳ công”.
Bánh gai xứ Dừa đặc trưng bởi nguyên liệu chính là từ lá gai. Nếu ngày xưa phải lên rừng hái về, thì nay gia đình có thể tự trồng được. Bên cạnh đó, lá chuối khô cũng là nguyên liệu không thể không có để gói bánh.
Ngoài ra, để làm được bánh gai, không chỉ có lá gai, lá chuối khô mà còn phải có nhân đậu xanh, dừa. Đây cũng là thứ nguyên liệu quyết định độ thơm ngon, ngọt bùi của chiếc bánh gai.
Bánh gai phải được hấp trên bếp lửa, lửa phải đỏ đều trong vòng một tiếng 20 phút. Có như vậy, sau khi vớt bánh ra mới dậy được mùi thơm phức của lá gai quyện với lá chuối khô.
Những chiếc lá gai sau khi được hái về sẽ rửa sạch sẽ từng lá, rồi cho vào nồi để nầm cho nục. Sau đó ép hết nước, chỉ lấy cái rồi cho vào máy nghiền thật nhỏ. Tiếp đó trộn lá gai được nghiền nhỏ với bột nếp.
Công đoạn chỉ đơn giản như thế, nhưng để cho ra được chiếc bánh gai thơm, dẻo, ngon, bùi là cả sự kì công của người làm bánh. Tất cả những chiếc bánh gai đều được làm thủ công, không chất bảo quản và chỉ để được trước 3 ngày.
Chị Mai cho biết thêm: “Bình quân mỗi ngày gia đình chị làm từ 1000 chiếc bánh. Đặc biệt, vào dịp Tết, số lượng bánh gai làm ra có thể tăng gấp đôi, gấp ba thì mới đáp ứng được như cầu của khách hàng. Và giá các cặp bánh gai khác nhau tùy vào yêu cầu đặt hàng của khách. Đây còn là một nghề lắm công nhiều sức”.
Rời xứ Dừa trong buổi chiều muộn, thế nhưng các cơ sở làm bánh vẫn rất náo nhiệt kẻ bán người mua. Mong rằng, những chiếc bánh gai này sẽ được đưa đến khắp mọi mọi miền của Tổ quốc.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.