Dòng thông tin tích cực của báo chí vẫn phải là dòng thông tin chủ lưu, chính xác, kịp thời và khách quan.
Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã mang lại những tác động tích cực và cả tiêu cực, ẩn chứa những nguy cơ phức tạp, khó lường. Điều đó đòi hỏi báo chí cách mạng cần khẳng định hơn nữa vai trò, vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh đó.
Dòng thông tin tích cực của báo chí vẫn phải là dòng thông tin chủ lưu, chính xác, kịp thời và khách quan, là bộ lọc đáng tin cậy về mọi mặt của đất nước được dư luận quan tâm.
Với hơn 60 triệu người sử dụng, Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về tỉ lệ người dân sử dụng Internet và là 1 trong 10 nước có lượng người dùng Facebook và YouTube cao nhất thế giới. Thực tế cho thấy, thông tin sai lệch, không đúng sự thật, chứa đựng nhiều nội dung xấu, thậm chí là phản động… đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng, thậm chí đã có những hành động không tốt xảy ra trong thời gian qua. Đây là vấn đề bức xúc, lo lắng trong nhân dân.
Truyền thông xã hội cũng bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm làm chia rẽ xã hội, suy giảm lòng tin. Từ đó, lôi kéo, kích động biểu tình trái phép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội.
Trước những bất cập nêu trên, nhà báo Nguyễn Thu Hà, Phó Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam cho rằng, trách nhiệm của báo chí chính thống là đưa những nguồn thông tin tin cậy để định hướng dư luận.
“Với Thông tấn xã Việt Nam, một trong những tiêu chí là nguồn thông tin tin cậy. Để có được nguồn thông tin tin cậy thì phóng viên thu thập thông tin ở hiện trường cũng như các sự kiện bao giờ cũng được kiểm chứng. Chính sự kiểm chứng làm cho nguồn thông tin chính xác và tin cậy”- bà Nguyễn Thu Hà cho biết.
Với dòng chảy thông tin mạnh mẽ như hiện nay, báo chí phải giải quyết hài hòa giữa hai nhiệm vụ. Một mặt phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, vừa phải đưa thông tin nhanh nhạy, chính xác, lột tả được bản chất vấn đề, vừa phải đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh của khán, thính giả, độc giả. Làm thế nào để vừa nhanh nhạy, vừa phù hợp với điều kiện phát triển, vừa phát hiện chiều sâu thông tin mà mạng xã hội không có được là yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan báo chí chính thống.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri mới đây tại Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: vai trò tiên phong của báo chí cách mạng rất quan trọng, nhất là báo chí của Đảng, Nhà nước như Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn Xã Việt Nam, Báo Quân đội Nhân dân,... và nhiều tờ báo khác đóng vai trò thông tin chính thức cho nhân dân.
Theo Tổng Giám đốc Đài TNVN Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ, báo chí phải đổi mới, sáng tạo và phải sử dụng nền tảng công nghệ mới để chuyển tải được thông tin chính xác, tin cậy và có tính định hướng cao. Đây là đòi hỏi rất nóng bỏng với các cơ quan báo chí, từng nhà báo hôm nay để hướng đến công chúng.
“Hoạt động báo chí đều hướng đến công chúng và nếu như không có công chúng thì chúng ta cũng vô nghĩa. Cho nên những nhu cầu của công chúng, đòi hỏi, mong muốn của công chúng thì các cơ quan báo chí phải đáp ứng” – ông Nguyễn Thế Kỷ cho biết.
Trước sự cạnh tranh của truyền thông mạng xã hội đối với báo chí chính thống, liệu mỗi tờ báo, tòa soạn báo hay phóng viên chuyên nghiệp có bất lực, bó tay trước mạng xã hội, không thể theo kịp hay không? Hay là do mỗi phóng viên chưa tìm ra cách đúng đắn trong điều kiện hiện nay? Báo chí muốn góp phần xây dựng đất nước thì bản thân mỗi nhà báo, phóng viên cũng phải chuẩn mực. Chuẩn mực trong đưa tin, bình luận, phân tích và định hướng dư luận xã hội.
Từ đó, vấn đề nêu cao đạo đức nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu, gắn với trách nhiệm làm nghề trở thành vấn đề nóng bỏng, sống còn của báo chí. Bên cạnh đó, công nghệ 4.0 đang dần chiếm lĩnh, áp lực dồn lên mỗi tòa soạn, phải nhanh, phải khác biệt, phải chớp “cơ hội vàng”. Thách thức trước mắt và lâu dài trên hành trình nghề nghiệp bởi những câu chuyện của trí tuệ nhân tạo, big Data, của người máy viết báo…
Điều đó đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tìm ra cho mình một lối đi đúng đắn nhất, nhanh nhất để báo chí cùng đồng hành tạo nên những nguồn thông tin có giá trị với công chúng.
Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam cho rằng, báo chí phải đổi mới, sáng tạo, sử dụng nền tảng công nghệ mới thì mới chuyển tải được thông tin chính xác, tin cậy và có tính định hướng cao. Đây là đòi hỏi rất nóng bỏng với các cơ quan báo chí, từng nhà báo hôm nay.
Nếu làm báo chỉ bằng phương thức truyền thống thì chắc chắn bị mạng xã hội vượt qua, không thể thắng mạng xã hội bằng tốc độ đưa tin nhưng sẽ vượt trội mạng xã hội bằng độ tin cậy và tính thuyết phục của báo chí. Tính thuyết phục của báo chí chính là con đường sống của báo chí trong thời đại truyền thông kỹ thuật số.
Phát huy vai trò chủ động, tiên phong, dẫn dắt, định hướng của báo chí trong thông tin tích cực, báo chí cách mạng cần khẳng định hơn nữa vai trò, vị thế của mình trong thời đại kỹ thuật số. Dòng thông tin tích cực của báo chí vẫn phải là dòng thông tin chủ lưu với thông tin chất lượng, chính xác, kịp thời, khách quan, là bộ lọc đáng tin cậy về mọi vấn đề xã hội, dư luận quan tâm. Mặt khác cần thực hiện nghiêm Luật báo chí, thực hiện ngay quy hoạch báo chí đã được phê duyệt trong năm 2019.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng những người làm báo về bản lĩnh chính trị, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ, trau dồi đạo đức, ý thức về sứ mệnh nghề nghiệp, thực hiện tốt quy định về trách nhiệm và chuẩn mực khi tham gia mạng xã hội./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.