Đó là ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) của đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) thảo luận tại Hội trường chiều nay (21/3).
Đại biểu Huệ nhất trí cao với những tiếp thu, giải trình dự thảo Luật báo chí. Dự thảo luật lần này cũng khá đầy đủ, tiếp thu gần như những ý kiến nhỏ nhất của các đại biểu Quốc hội, đặc biệt của giới báo chí đảm bảo khuôn khổ cho báo chí hoạt động, đồng thời, cũng bảo đảm cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân.
Đại biểu Huệ cho rằng, bây giờ rất nhiều công dân gửi bài, gửi kiến nghị, phê bình hoặc những kiến nghị khác nữa và báo chí cứ nhận xong lại đăng, rồi không đăng lại trả lời. Một tòa báo một ngày nhận không biết bao nhiêu những đơn từ, các bài như vậy mà không đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo đó, hoặc cơ quan báo chí đó thì không đăng, trả lời hết thì không có tính khả thi. Theo tôi chỗ này chỉ nên quy định những vấn đề đó phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đó là đủ.
Về nội dung, Điều 9, những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí. Khoản 3 thấy không rõ ràng "đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ". Theo đại biểu Huệ nên sửa là "đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh phá hoại hòa bình, an ninh quốc gia" là đủ. Nếu liên quan đến biển Đông lại là vấn đề khác hoàn toàn, phải quy định lại điều này cho rõ hơn.
Điều 25 về nghĩa vụ của các nhà báo. Những quy định này đã rõ, tuy nhiên ông Huệ muốn bổ sung thêm: "phóng viên, nhà báo không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền trái với chính sách thông tin của cơ quan báo chí". Hiện, tình trạng sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền khác với những thông tin chính thống trên chính cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí nước ngoài người ta cấm. Đây là đạo đức nghề nghiệp, không thể hai mặt được, nói ở cơ quan chính thống thế này, lên mạng xã hội lại nói khác. Nên quy định cấm không được sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền thông tin trái với chính sách thông tin của Nhà nước hoặc của cơ quan báo chí.
“Về đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo tại Điều 26. Khoản 1, 2 ghi: "tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, trưởng phòng, phó trưởng phòng...." không cần quy định cụ thể, liệt kê ra có vẻ hơi thừa. Trong nội dung Điều 23 "Người đứng đầu cơ quan báo chí" là nói đến tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập. Trong tiêu chuẩn là có thẻ nhà báo đang có hiệu lực, chỉ cần quy định câu ngắn gọn hơn là "những người tham gia trong quá trình sản xuất thông tin báo chí, hoạt động báo chí" là đủ. Càng liệt kê có khi càng thiếu, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, trưởng phòng, phó ban, phóng viên, biên tập viên, tôi thấy hơi thừa trong cách sử dụng văn bản.
Điều 23, xuất bản bản tin thông tấn. Trong giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội có nói, bây giờ lược bỏ giấy phép hoặc đã thay đổi thủ tục cấp phép đối với trường hợp cơ quan thông tấn nhà nước có nhu cầu. Theo tôi, chỗ này vẫn là xin phép, bởi vì quy định: "sau 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan thông tấn Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản chấp thuận", tiếp theo là trường hợp không chấp thuận, có nghĩa là phải xin phép cơ quan thông tấn nhà nước để tăng quyền tự chủ. Chỉ cần nói cơ quan thông tấn có nhu cầu xuất bản thì gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông là đủ. Bởi vì cơ quan thông tấn nhà nước đã được quy định chức năng, nhiệm vụ rất cụ thể là ra bản tin thông tấn, mỗi bản tin thông tấn lại phải xin phép liệu có đúng hay không. Như đài phát thanh, đài truyền hình mỗi khi ra bản tin khác vẫn phải xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông, mặc dù những người lãnh đạo các cơ quan báo chí này có chức vị rất cao trong hệ thống chính trị.
Một điều nữa tôi hơi băn khoăn nhưng luật chưa giải quyết được là các cơ quan báo chí bây giờ rất khó khăn, chỉ có chính sách đầu tư mà không có ưu đãi cho các cơ quan báo chí thì rất khó. Cơ quan báo in bây giờ cũng sống dở chết dở, quảng cáo đâu phải dễ xin của doanh nghiệp, rất khó. Trong luật chưa thể hiện được sự ưu tiên của Nhà nước đối với những cơ quan báo chí làm nhiệm vụ chính trị”, ông Huệ phân tích.
Dương Thanh (ghi)
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.