Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 7 năm 2020 | 15:3

Báo động về đuối nước mùa hè

6 tháng đầu năm 2020, tại Hà Tĩnh đã có 23 nạn nhân ở lứa tuổi học sinh tử vong do đuối nước, một con số gióng lên hồi chuông cảnh báo về câu chuyện “cũ mà mới”.

tr36.jpg
tr36.jpg

 

23 học sinh tử vong do đuối nước trong 6 tháng

Vụ đuối nước thương tâm xảy ra ngày 30/6/2020 đã cướp đi sinh mạng của 3 học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Biểu, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ.

Theo ghi nhận, tại hiện trường vụ đuối nước khiến 3 học sinh tử vong, khúc sông khá dài và sâu nhưng không có hệ thống rào chắn hay bảng cảnh báo, biển cấm. Người dân thôn Tiến Hòa phản ánh, từ trước tới nay, nhiều người lớn và trẻ em trong vùng vẫn thường xuyên tắm, giặt ở đây.

 

tr37.jpg
Trẻ em nhảy cầu tắm sông tiềm ẩn nguy cơ đuối nước cao.

 

“Sau sự việc đau lòng, chúng tôi mong muốn chính quyền, các đoàn thể có biện pháp cảnh báo, quản lý chặt chẽ hơn việc người dân, nhất là trẻ đến tắm tại khu vực này”, một người dân kiến nghị.

Liên tiếp những cái chết thương tâm do đuối nước là những nỗi đau không có gì bù đắp được cho gia đình, người thân các em và là hồi chuông cảnh báo cho xã hội. Mặc dù, mỗi năm, cứ vào hè là câu chuyện cảnh báo đuối nước lại được nhắc đến, thế nhưng, những sự việc đau lòng vẫn diễn ra.

 

tr37a.jpg

Số lượng các vụ đuối nước không ngừng gia tăng nhưng tình trạng trẻ em tắm ao hồ, sông suối không có sự giám sát của người lớn vẫn rất phổ biến.

 

Theo báo cáo của các ngành chức năng, nếu 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh Hà Tĩnh ghi nhận 8 học sinh tử vong do đuối nước, thì 6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn đã có 27 đứa trẻ tử vong do đuối nước. Trong đó, trẻ từ 10-18 tuổi chiếm cao nhất, khoảng 80%.

Làm sao để nỗi đau không lặp lại?

Hà Tĩnh là địa bàn đặc thù nhiều bến sông, ao, hồ, suối, bờ đập tự nhiên. Nhất là ở khu vực nông thôn, có hàng nghìn hố nước sâu đang giăng sẵn mỗi ngày, sẵn sàng nuốt chửng cuộc sống của bất kỳ ai, nhất là những học sinh chưa có ý thức tự bảo vệ mình.

Phó trưởng ban phụ trách Ban Thanh thiếu niên – Trường học Tỉnh đoàn Hà Tĩnh Bùi Thị Liên cho biết: “Sự gia tăng tình trạng đuối nước được lý giải do thời tiết nắng nóng gay gắt từ đầu mùa, tình trạng học sinh tắm ao hồ, sông suối diễn ra phổ biến hơn. Tuy nhiên, có thể thấy nguyên nhân sâu xa vẫn xuất phát từ sự chủ quan của chính quyền địa phương, đoàn thể, đặc biệt phần lỗi rất lớn đến từ sự chủ quan, thiếu trách nhiệm giám sát, giáo dục con em của phụ huynh”.

Ở vùng nông thôn, học sinh, trẻ em vốn sống gần gũi với thiên nhiên từ nhỏ, đó cũng là nguyên nhân khiến các ông bố, bà mẹ chủ quan hơn trong việc quản lý hoạt động vui chơi của con mình. Dù số lượng các vụ đuối nước không ngừng gia tăng và đều đã được thông tin, cảnh báo trên các phương tiện thông tin, nhưng một bộ phận người dân dường như “chưa biết sợ”, vẫn phớt lờ cảnh báo và đánh cược sinh mạng của bản thân, con em mình.

Bước vào hè, liên tiếp những vụ đuối nước trẻ em thương tâm ở Hà Tĩnh lại tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về câu chuyện “cũ mà mới”. Để giảm thiểu tình trạng học sinh và trẻ em đuối nước ở Hà Tĩnh, cần sự phối giữa nhà trường và phụ huynh trong giám sát con trẻ, đồng thời nâng cao cảnh giác về ý thưc tự bảo vệ mình cho trẻ em. Cho trẻ tham gia các lớp dạy bơi, để có thể tự bảo vệ mình khi đi tắm với bạn bè.

Vai trò của gia đình được đặt là trọng tâm khi cần phải tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó, từ nhà trường đến địa phương cần rà soát lại cơ sở vật chất, điều kiện, chương trình rèn luyện sức khỏe, thể chất cho học sinh, trẻ em; nhất là hướng dẫn tập luyện kỹ năng bơi lội phù hợp với điều kiện của mình; loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em.

 

tr37b.jpg
Cần nhiều hơn những buổi dạy kỹ năng cơ bản về bơi lội, cách phòng tránh và cứu người bị đuối nước cho các em học sinh.

 

Các bậc phụ huynh cần nhận thức đúng đắn, nâng cao ý thức chấp hành các quy định phòng, chống đuối nước để làm gương, đồng thời, trang bị kỹ năng, quản lý con em chặt chẽ, tránh sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Chính quyền, ngành chức năng cần có biện pháp tích cực hơn nữa trong tuyên truyền, giám sát, nhắc nhở người dân không tắm tại các khu vực nước sâu, nguy hiểm để hạn chế những vụ việc đuối nước thương tâm.

 

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 1715/BGDĐT-GDTC về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn đuối nước dịp hè năm 2020, yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong việc tuân thủ quy định về an toàn khi tham gia hoạt động xã hội trong đời sống hằng ngày; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, nhân viên trong việc tổ chức hướng dẫn kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước, đặc biệt là thời gian nghỉ hè năm 2020…

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top