Là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, việc đảm bảo an toàn giao thông trong khi hệ thống hạ tầng giao thông chưa phát triển là một thách thức cho xã Trung Nghĩa, TP.Hưng Yên (Hưng Yên).
Mấy năm gần đây, diện mạo nông thôn Trung Nghĩa đã có sự thay đổi rõ nét. Hệ thống giao thông được đầu tư, cải thiện đáng kể. Nhưng một điều dễ nhận thấy là, trên hầu hết các tuyến đường liên thôn, xã, tình trạng người tham gia giao thông vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) còn khá phổ biến. Các vụ va chạm giao thông thường rơi vào lứa tuổi thanh niên với các nguyên nhân như: Người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, lực lượng chức năng vẫn chưa mạnh tay xử lý các trường hợp vi phạm...
Một nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn giao thông là nhiều hộ dân gần các tuyến đường lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi tập kết vật liệu xây dựng, để xe, kinh doanh..., đặc biệt là khu vực chợ Đầu. Trên đoạn đường chưa đến 100m nhưng nhan nhản các hàng cây cảnh, hàng rau, hàng ăn… bày bán la liệt, đặc biệt là vào các hôm chợ phiên. Người bán vô tư lấn chiếm hành lang dành cho người đi bộ, người mua thì thản nhiên dựng xe ngay giữa lòng đường để mua, vừa mất vệ sinh, vừa không đảm bảo an toàn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương, ngành chức năng và ý thức chấp hành pháp luật về quản lý đô thị, Luật Giao thông đường bộ của một số hộ buôn bán, cá nhân còn hạn chế.
Anh Nguyễn Văn Bắc, một người dân sống gần chợ, chia sẻ: “Nhiều lần ngành chức năng có đi dẹp đường nhưng được một thời gian lại đâu vào đấy do ngồi ở đây ngay trục đường chính, nhiều người qua lại nên dễ bán hơn ngồi trong chợ”.
Tận dụng lòng đường làm nơi để vật liệu xây dựng vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
Ông Trần Đăng Tưởng, Phó chủ tịch UBND xã Trung Nghĩa, cho biết: “Thời gian qua, số vụ va chạm giao thông trên địa bàn có giảm nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Để hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn xã, đặc biệt là khu vực đường làng, chúng tôi đã tăng cường chỉ đạo ngăn chặn việc đổ vật liệu xây dựng, chăn thả gia súc trên đường bộ nhằm đảm bảo tốt nhất cho việc đi lại của người dân. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện cho người dân khi tham gia giao thông".
Thiết nghĩ, không chỉ tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân mà cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý, xử phạt những trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, đảm bảo đường thông hè thoáng, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
Bùi Thị Hương
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.