Thời gian gần đây, nhiều chủ đầu tư lớn đang đổ bộ về Hậu Giang. Một trong những nguyên nhân đang thu hút làn sóng đầu tư về khu vực này chính là đòn bẩy từ hạ tầng.
Phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ
Theo thông tin từ Sở GTVT tỉnh Hậu Giang, trong nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Hệ thống quốc lộ với 6 tuyến, chiều dài gần 160km đã được cải tạo, nâng cấp, tạo thành mạng lưới giao thông đối ngoại cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa giữa các tỉnh, thành trong khu vực. Cùng với đó, hệ thống đường tỉnh được UBND tỉnh đầu tư nâng cấp, mở rộng trên 50km, nâng tổng số chiều dài đường tỉnh lên trên 320km. UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng tập trung đầu tư hệ thống đường huyện, đặc biệt là các trục đường đô thị để từng bước hình thành và phát triển hệ thống giao thông theo quy hoạch, phát triển đô thị và thu hút đầu tư.
Ngoài ra, UBND tỉnh đã tập trung đầu tư hệ thống giao thông của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn như: Các dự án giao thông trong Khu công nghiệp Sông Hậu, dự án đường số 2A, đường số 4A, đường số 3B…, các hạng mục giao thông trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, hạng mục các đường số 1, số 3, số 4, số 6, số 8… Những dự án này đã từng bước hình thành và hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Từ thực tế trên, Sở GTVT tỉnh đang xây dựng định hướng kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, về hệ thống quốc lộ, phấn đấu đưa vào khai thác tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đầu tư mở rộng tuyến nối thành phố Vị Thanh với thành phố Cần Thơ, đầu tư mở rộng Quốc lộ 1 đoạn đi qua địa phận Ngã Bảy, tuyến tránh thị trấn Cái Tắc, cải tạo mặt đường tuyến Nam Sông Hậu. Về hệ thống giao thông thủy, dự kiến đầu tư nạo vét một số tuyến kênh chính như kênh xáng Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp, nạo vét kênh KH9, kênh Lái Hiếu, kênh 8.000. Về hệ thống giao thông địa phương, dự kiến đầu tư nhiều tuyến giao thông trọng điểm kết nối liên vùng, các dự án đường ô tô về trung tâm xã, các cầu lớn kết nối địa phương.
Đáng chú ý, thông tin từ UBND huyện Phụng Hiệp cũng cho hay, đối với Đường tỉnh 926B, 925B đã được thống nhất xong hướng tuyến. Đường tỉnh 927, tỉnh đã giao chủ trương đầu tư cho huyện, huyện đang làm thủ tục thông báo thu hồi đất, đang chờ vốn để triển khai ngay. Còn lại tuyến đường Kinh Cùng - Phương Phú, đoạn từ Xáng Bộ vào Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng dài khoảng 5km, trong đó có 5 cầu. Do đó đề xuất Sở GTVT đưa vào ưu tiên đầu tư các cầu này để đảm bảo đồng bộ giữa phần cầu và đường sau khi triển khai, đáp ứng nhu cầu lưu thông thuận tiện”.
Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh, do nhu cầu vốn rất lớn nên tập trung tham mưu UBND tỉnh huy động nhiều loại hình nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung xây dựng thứ tự ưu tiên, quan tâm đầu tư các dự án trọng điểm. Đơn vị cũng đề xuất với UBND tỉnh xem xét lựa chọn một số công trình trọng điểm trong giai đoạn 2021-2025.
Tại buổi làm việc về định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 mới đây, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị hoàn chỉnh lại bản đồ quy hoạch giao thông. Phần báo cáo có đánh giá được hiện trạng nhưng cần bổ sung thêm cho rõ; cập nhật các tuyến cao tốc đi qua địa bàn. Các huyện rà soát, cập nhật thêm các cụm công nghiệp vào bản đồ. Lưu ý đề xuất đầu tư theo thứ tự ưu tiên cho giai đoạn, các dự án kêu gọi đầu tư và các dự án đầu tư sau năm 2025.
Theo định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, sẽ bám sát yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thủy bộ quan trọng kết nối giữa các địa phương trong tỉnh, đồng thời kết nối với các địa phương trong khu vực. Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Rà soát triển khai một số dự án trọng điểm để tạo nền tảng, sức lan tỏa cho phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng kinh phí hợp lý, hiệu quả phương án đầu tư. Mục tiêu là phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phục vụ phát triển công nghiệp và dịch vụ logictics.
Trao đổi với PV, ông Bùi Thanh Tuấn (chuyên gia kinh tế Trường ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Những thông tin nêu ở trên cho thấy, tỉnh Hậu Giang đang đặt quyết tâm rất lớn để thay đổi bộ mặt hiện có của tỉnh và mong muốn kêu gọi đầu tư để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Với chủ trương lớn này của tỉnh Hậu Giang, tôi nhận ra rằng trong thời gian tới, thị trường xây dựng, đầu tư bất động sản và một số lĩnh vực khác của tỉnh sẽ phát triển rất mạnh”.
Cũng theo ông Tuấn, thực tế đã chứng minh việc hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ thì đi kèm với đó là các dự án bất động sản cũng sẽ phát triển mạnh. Các dự án triển khai vào thời điểm hiện tại sẽ hưởng lợi rất lớn bởi “cú hích” này. “Có thể nói, giai đoạn 2021-2025 sẽ là giai đoạn phát triển vượt bậc nhất của tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, việc tỉnh Hậu Giang kết nối hạ tầng giao thông với trung tâm tài chính của miền Tây là TP.Cần Thơ cũng là một tiền đề rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Hậu Giang”, ông Tuấn nhận định.
Điểm nhấn Long Thạnh Central Point
Ra mắt trong bối cảnh tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, dự án Long Thạnh Central Point Hậu Giang đã thu hút sự chú ý của khách hàng và nhà đầu tư.
Là doanh nghiệp với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và phát triển dự án bất động sản tạinhiều thị trường, trong đầu năm nay, Công ty cổ phần đầu tư TP Miền Tây đã hiện diện tại thị trường bất động sản Hậu Giang với dự án Long Thạnh Central Point trong vai trò đơn vị phát triển dự án. Chia sẻ với PV, một lãnh đạo của doanh nghiệp này cho hay: “Thời điểm cuối năm 2020, chúng tôi đã nhìn thấy cơ hội khi thực hiện đầu tư các dự án bất động sản tại tỉnh Hậu Giang khi lãnh đạo tỉnh Hậu Giang liên tục phát thông điệp về các kế hoạch xây dựng, phát triển Hậu Giang trở thành một trung tâm kinh tế mới, đặc biệt là về lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, bất động sản và logictis”.
“Với việc tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, bài bản, chúng tôi tin rằng các dự án bất động sản đang triển khai sẽ hưởng lợi rất nhiều, trong đó có vấn đề về sự tăng giá trị của bất động sản và các tiện ích dành cho cuộc sống của cư dân. Ví như dự án Long Thạnh Central Point mà chúng tôi sắp chuẩn bị ra mắt, khi khách hàng, nhà đầu tư nắm được thông tin về các chủ trương đầu tư hạ tầng giao thông của tỉnh đã liên tục liên hệ, tìm hiểu dự án và đặt vấn đề sẽ sớm đầu tư sản phẩm tại dự án”, vị đại diện nói thêm.
Cũng theo vị đại diện, bên cạnh đó, dự án Long Thạnh Central Point cũng được công ty triển khai quy mô, bài bản và chuyên nghiệp. Đáng chú ý, dự án được triển khai theo mô hình đặc biệt (căn nhà phố thương mại - shophouse, bàn giao hoàn thiện, chìa khóa trao tay), cộng hưởng với hàng loạt tiện ích sống nổi bật. “Với hàng loạt yếu tố trên, cộng với sự đầu tư về hạ tầng giao thông, chúng tôi tin các khách hàng, nhà đầu tư sở hữu sản phẩm tại Long Thạnh Central Point sẽ nhận được giá trị tương xứng trong tương lai gần”, vị đại diện nhấn mạnh.Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.