Hơn 1 tháng trở lại đây, giao dịch bất động sản (BĐS) ở Hà Tĩnh khá cầm chừng, nhiều hợp đồng mua bán dang dở, tình trạng bỏ tiền đặt cọc diễn ra phổ biến.
Thời gian qua, “cơn sốt” đất làm chao đảo thị trường BĐS ở Hà Tĩnh, tiềm ẩn nhiểu rủi ro. Đặc biệt, lợi dụng thông tin về quy hoạch một số dự án, giới đầu cơ, môi giới BĐS đổ dồn về “thổi giá” khiến cho giá đất ở nhiều vùng quê trên địa bàn tăng “chóng mặt”.
Khác với khung cảnh nhộn nhịp khi hàng trăm nhà đầu tư, “cò mồi” trong và ngoài tỉnh về “lùng sục” để đầu cơ, “lướt sóng”, thì hiện nhiều làng quê đã vắng bóng người giao dịch.
Ông Nguyễn Văn Minh, thôn Việt Yên, xã Việt Tiến (Thạch Hà) cho hay: “Hơn tháng trước khi nghe tin có dự án Nhà máy may mặc xuất khẩu Sunny Apparel Vina đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, ngày cao điểm có khoảng 300 xe ô tô về các thôn gần dự án tìm mua đất.
Nhà tôi có miếng đất trống hơn 100m2, mỗi ngày đón khoảng 20 khách đến hỏi mua đất, nhiều thời điểm quá mệt mỏi phải đóng cửa không tiếp. Giá đất tăng từng ngày, những vị trí đẹp trước được rao bán vài trăm triệu cũng khó có người mua nhưng thời điểm đó tăng lên tiền tỷ. Thế nhưng, hơn tháng nay, không thấy bóng dáng nhà đầu tư đất nào về đây hỏi mua nữa, nhiều nhà đầu tư bỏ cọc”.
Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều khu vực đất trong dân nay cũng đã “hạ nhiệt”.
Ông Nguyễn Bá Kỳ, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên), cho hay: “Giá đất ở các thôn Bắc Hòa, Phú Hòa thời gian qua liên tục tăng cao. Trong “cơn sốt” này, nhiều người dân đã cắt đất bán nền, gây ra nhiều hệ lụy. Tuy vậy, hơn 1 tháng nay, mọi hoạt động mua bán đất trên địa bàn bị chững lại, nhiều trường hợp bỏ cọc”.
Trước hiện tượng thị trường nhiễu loạn, giá đất bị “thổi phồng”, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo triển khai các giải pháp để ổn định thị trường, đưa hoạt động giao dịch BĐS từng bước đi vào ổn định; Sở TN&MT đã đẩy mạnh việc phổ biến pháp luật về đất đai, kinh doanh BĐS; công bố công khai, kịp thời thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các công trình, dự án đang triển khai và thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký quyền sử dụng đất, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất, thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm với hành vi không đưa đất vào sử dụng hoặc sử dụng đất chậm so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Trong bối cảnh thị trường BĐS có nhiều biến động bất thường, ngày 25/3, UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định lập đoàn liên ngành kiểm tra việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất gây nhiễu loạn thị trường. Đoàn do Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, đang thực hiện công tác kiểm tra và dự kiến hoàn thành ngày 9/6/2022.
Một giải pháp tích cực tác động đến hoạt động mua bán BĐS đó là việc “siết” dòng tiền vào lĩnh vực này. Thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam, các hội sở chính, ngân hàng thương mại ở Hà Tĩnh cũng đã tăng cường siết chặt tín dụng BĐS.
Theo đó, nhiều ngân hàng đặc biệt lưu ý với các khoản vay tiêu dùng liên quan đến lĩnh vực BĐS, hạn chế cho vay BĐS, tham gia đấu giá đất… Đồng thời, yêu cầu các tổ chức phải hướng tín dụng vào sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; Ngành thuế cũng đã ban hành công văn về tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh chuyển nhượng BĐS vào cuối tháng 2/2022, ngành thuế đã đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người nộp thuế kê khai chính xác, trung thực nhằm chống thất thu thuế trong lĩnh vực BĐS và phối hợp với các cơ quan chức năng đấu tranh xử lý hành vi trốn thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS.
"Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, các hoạt động kinh doanh, buôn bán đã trở lại gần như bình thường, dòng vốn đã chuyển sang các lĩnh vực khác, chảy vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều hơn, thay vì lĩnh vực BĐS như trước.Khi giá đất trở về giá trị thực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân và xã hội. Với những người có nhu cầu mua nhà, mua đất thực sẽ thuận lợi hơn khi thị trường bình ổn. Cùng với đó, giá đất ổn định sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH bởi người dân sẽ đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác thay vì đổ vốn vào BĐS. Đặc biệt, “cắt sốt” thị trường đất đai góp phần quan trọng đối với thu hút đầu tư, tiến độ triển khai các dự án”, ông Nguyễn Ngọc Hoạch, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh, nhận định.
Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.
The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.
Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Thời gian qua, thị trường bất động sản (TTBĐS) và nhà ở xã hội (NƠXH) đã có những bước phát triển về quy mô, tạo ra khối lượng lớn cơ sở vật chất cho xã hội, giúp cho các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển và nâng cao điều kiện sống cho các tầng lớp Nhân dân.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.