Kết thúc năm 2018, thị trường nhà ở Việt Nam ghi nhận giao dịch với người nước ngoài tăng trưởng mạnh chiếm khoảng 30% tại các dự án cao cấp khi được tung ra thị trường. Bước qua năm 2019, BĐS cao cấp được xem như thời điểm “chín muồi" cho nhà đầu tư.
Theo đó, báo cáo của Savills Việt Nam nhận định nền kinh tế Việt Nam năm 2018 liên tục đón nhận những tin tức khả quan như GDP cả nước đã giữ đà tăng trưởng, đạt 6,88% trong quý 3, và nằm trong số những những nền kinh tế phát triển tốt nhất thế giới. FDI tiếp tục tăng nhanh, kiều hối đạt mức kỷ lục, dự trữ ngoại hối cũng đạt mức cao nhất, hỗ trợ tích cực cho đồng Việt Nam.
Với đà tăng trưởng của nền kinh tế, các dự án cơ sở hạ tầng mới, cơ cấu dân số vàng đang là động lực giúp thị trường nhà ở Việt Nam phát triển. Đối với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đang đi vào giai đoạn chuyển mình và sánh ngang với những thành phố khác trong khu vực.
Thị trường căn hộ được thúc đẩy bởi nguồn cầu nhà ở mạnh mẽ, trong khi đó phân khúc cao cấp đang thu hút sự quan tâm của tầng lớp siêu giàu trong nước và khu vực. Trong bối cảnh nguồn vốn dồi dào, sự gia tăng các chủ đầu tư nước ngoài và chính sách vĩ mô phù hợp, thị trường nhà ở có triển vọng tăng trưởng đầy lạc quan.
Mặt khác, giá căn hộ tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội nhìn chung vẫn thấp hơn so với các thị trường tương đương trong khu vực như Kuala Lumpur và Bangkok, mặc dù tốc độ tăng trưởng ở thành phố cao hơn khi so sánh với các thị trường này. Mức giá trung bình dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhưng chậm hơn, sự tăng giá này sẽ phần nào phản ánh về những tiêu chuẩn phát triển cao hơn, nhu cầu nhà ở mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa nhanh, sự bùng nổ của tầng lớp trung và thượng lưu cũng như cơ sở hạ tầng thuận lợi.
Tại khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh, giá nhà mới đang giữ mức trung bình khoảng 5.500 - 6.500 USD/m2, bằng một phần rất ít so với Hong Kong - nơi mà nhà ở luôn ở mức giá đắt đỏ kỷ lục. Các biện pháp hạ nhiệt đã khiến thuế nhà ở tại nhiều quốc gia trở nên cao hơn trong khi mức thuế này tại Việt Nam lại tương đối thấp, hấp dẫn người mua trong và ngoài nước.
Một yếu tố khác, chính sách sở hữu nhà ở cho người nước ngoài có hiệu lực vào năm 2015 đã gia tăng đáng kể nhu cầu đầu tư vào BĐS tại Việt Nam. Tuy nhiên, với sự thiếu hụt rõ rệt trong dự án cao cấp tại các đô thị lớn, người mua có thể thấy được tiềm năng tăng vốn dài hạn rõ rệt. Trong khi đó, với khoản lợi nhuận cho thuê vượt quá 5%, đây là một kênh đầu tư hấp dẫn so với lợi nhuận sụt giảm ở những địa điểm khác trong khu vực. Sự xuất hiện ngày một nhiều của những cơ hội đầu tư dài hạn trong phân khúc nhà ở cao cấp, đặc biệt là khi các chỉ số kinh tế vẫn phát triển vượt trội, người mua hoàn toàn sẽ được hưởng lợi từ việc gia tăng giá trị đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.