Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 30 tháng 3 năm 2019 | 23:48

Bến Tre: Gần 100ha nghêu chết do sốc nhiệt

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre, gần 100ha nghêu chết bất thường những ngày qua do sự thay đổi nhiệt độ bất thường giữa ngày và đêm, giữa các ngày làm cho nghêu không thích ứng kịp.

các-hợp-tác-xã-tranh-thủ-khai-thác-nghêu-để-hạn-chế-thiệt-hại-trong-mùa-nắng-nóng-anh-bắc-bình.jpgGần 100ha nghêu tại Bến Tre chết là do sốc nhiệt
 
Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích nghêu lớn nhất ĐBSCL với 9 Hợp tác xã nuôi hơn 7.400ha nghêu. Những ngày qua, đã có gần 100ha nghêu tại đây bị chết hàng loạt.

Theo thống kê, Hợp tác xã (HTX) An Thủy bị chết khoảng 100 tấn; HTX Bảo Thuận, Tân Thủy (cùng huyện Ba Tri) tỉ lệ thiệt hại là 5% trên sân nghêu, ước khoảng 600 tấn. Nghêu chết phổ biến ở trọng lượng 50 - 80 con/kg.

Ngay sau khi nghêu bị chết cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre đã lấy mẫu đi xét nghiệm, tìm nguyên nhân. Mới đây, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre, cho biết, nghêu chết bất thường là do sốc nhiệt.

Qua kiểm nghiệm từ các mẫu nghêu cho thấy các chỉ tiêu môi trường nước như pH, độ mặn, hàm lượng khí độc trong nước hầu hết nằm trong ngưỡng thích hợp cho nghêu phát triển. Các mẫu không có hiện tượng tảo nở hoa và không phát hiện tảo độc trong nước.

Một số tác nhân có khả năng phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi như vi khuẩn Vibrio spp, vi khuẩn V.para có hiện diện trong nghêu và do ảnh hưởng nắng nóng, độ mặn tăng cao hơn 20 phần nghìn dẫn tới nghêu bị chết.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre đã có văn bản gửi đến các cấp, các ngành liên quan và các Hợp tác xã Thủy sản khuyến cáo tăng cường vệ sinh bãi nuôi, dọn vỏ, xác nghêu chết để giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng nuôi; các HTX nuôi nghêu tiến hành khai thác, thu hoạch, san thưa để giảm mật độ nghêu ở bãi nuôi.

Ngoài ra, các hợp tác xã thường xuyên theo dõi, kiểm tra bãi nuôi, theo dõi chất lượng nước, đặc biệt là độ mặn và nhiệt độ. Khi phát hiện nghêu nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc chết, các HTX báo ngay về Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre.

Cục Trồng trọt cảnh báo về tình trạng trồng mít trên đất lúa

Mới đây, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT)  đã có văn bản đề nghị một số tỉnh, thành tại ĐBSCL tăng cường kiểm soát tình trạng tự phát chuyển đổi cây trồng, nhất là trồng cây mít Thái.

Văn bản của Cục Trồng trọt cho biết, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được thực hiện nhiều trong thực tế sản xuất, giúp nông dân bước đầu thu được lợi nhuận.

những-ngày-này-mít-thái-ở-hậu-giang-rất-ít-người-mua-zing.jpg
Khoảng tháng 6/2018, giá mít tại ĐBSCL đột nhiên sụt giảm hơn 5 lần. ( ảnh zing)
 

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại một số địa phương xuất hiện tình trạng người đân chuyển đổi tự phát, theo phong trào, nhất là cây mít và chủ yếu không theo kế hoạch chuyển đổi chung của địa phương, thiếu thông tin thị trường, nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ dẫn đến hệ lụy như năng suất chất lượng kém, giá thành sản xuất cao, cung vượt cầu.

Đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh tích cực thông tin tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo người dân trong việc chuyển đổi cây trồng đúng kế hoạch, chuyển đổi theo tín hiệu thị trường, tránh làm tự phát, theo phong trào.

Rà soát lại diện tích đã chuyển đổi, thực hiện chuyển đổi theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 19/2017/TT-BNNPTNT, Quyết định 586/QĐ-BNN-TT về “Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2017-2020”. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ cây giống, hướng dẫn người dân trình tự thủ tục chuyển đổi, kỹ thuật trồng, chăm sóc đảm bảo hiệu quả cao.

Hiện, tỉnh Tiền Giang có khoảng 3.700 ha; Hậu Giang: 2.000ha. Nếu tính cả khu vực ĐBSCL, diện tích trồng mít Thái ước tính đã lên đến hơn 55.000ha (sản lượng hơn 2 triệu tấn quả).

Diện tích mít Thái tăng nhanh bởi bà con đang tranh thủ thời cơ mít có giá đua nhau cải tạo đất đai, mở rộng diện tích theo mô hình chuyên canh hoặc xen canh trong vườn trồng các cây ăn quả khác.

Vào đầu tháng 6/2018, giá giá mít tại các tỉnh ĐBSCL đột nhiên sụt giảm hơn 5 lần. Mít Thái loại 1 trọng lượng từ 10 kg/trái trở lên chỉ còn 8.000-10.000 đồng/kg; mít loại 2, loại từ 8 đến dưới 10kg/trái chỉ còn 5.000 đồng/kg; mít loại 3 dưới 8kg/trái chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá mít giảm mạnh do vào mùa thu hoạch rộ, nguồn cung quá nhiều nên dội chợ làm giá giảm.

Trong khi trước đó khoảng hơn 1 tháng giá mít thái tăng kỷ lục. Mít loại 1 có giá từ 45.000-50.000 đồng/kg, mít loại 2 có giá hơn 40.000 đồng/kg. Với giá bán như vậy nhà vườn có thu nhập từ 50-80 triệu đồng/công mít (1 công = 1.000m2).

 

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top