Hiện, giá mít Thái loại 1 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long giảm chỉ còn 8.000 - 10.000 đồng/kg.
Đến nay, giá mít tại đây đột nhiên sụt giảm hơn 5 lần. Hiện, mít Thái loại 1 trọng lượng từ 10 kg/trái trở lên chỉ còn 8.000-10.000 đồng/kg; mít loại 2, loại từ 8 đến dưới 10kg/trái chỉ còn 5.000 đồng/kg; mít loại 3 dưới 8kg/trái chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg.
Một tiểu thương mua mít ở trị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành (Hậu Giang) tâm sự, hiện mít từ 5-7 kg một trái tôi mua tại vườn chỉ 5.000 đồng/kg. Mang về vựa bán lẻ, tụi tôi chỉ lãi 500-1.000 đồng mỗi kg. Giá mít giảm là do thương lái Trung Quốc ít mua.
Còn theo bà Đồng Thị Bê, chủ nhà vườn trồng cây mít ở huyện Cai Lậy, (Tiền Giang), trước đây 2 tháng giá mít trái khoảng 40.000 đồng/kg, thì nay mít loại 1 chỉ còn 6.000 đồng/kg. Dù biết cây mít không bền vững nhưng nhà vườn đã trồng nên phải chăm sóc và hy vọng giá sẽ tăng trở lại.
Được biết, trước đây do giá mít cao, nông dân ở các địa phương ở đồng bằng Sông Cửu Long đã đổ xô trồng mít. Tại tỉnh Hậu Giang, nông dân đã trồng thêm hàng trăm ha mít, nâng tổng số diện tích mít ở địa phương này lên hơn 1.500ha.
Tại Tiền Giang mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh này đã nhiều lần khuyến cáo nhà vườn không nên trồng cây mít theo phong trào. Nhưng diện tích mít tại địa phương này đã phát triển lên khoảng 3.000 ha. Nhiều khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của lũ lụt, nhiễm phèn, mặn nhưng người dân vẫn mở rộng trồng mít thương phẩm.
Tỉnh Hậu Giang có khoảng 750 ha mít Thái trước đây đã giúp nông dân có thu nhập cao nhưng nay cũng đang gặp khó vì giá thấp.
Theo anh Nguyễn Thanh Hậu, một chủ cơ sở thu mua mít ở xã Mỹ Hoà (thị xã Bình Minh, Vĩnh Long), trước và sau Tết Nguyên đán, thấy mít Thái siêu sớm có giá nên tôi mở cơ sở thu mua cho nhà vườn xung quanh với giá khoảng 40.000-45.000 đồng/kg. Nhưng khoảng 1 tháng nay, giá mít giảm mạnh do vào mùa thu hoạch rộ, nguồn cung quá nhiều nên dội chợ làm giá giảm.
Nhiều tiểu thương khác lý giải việc mít rớt giá là do thương lái Trung Quốc ít mua vì mùa mưa mít dễ bị hư, thối.
Giá mít giảm thê thảm do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, những năm gần đây diện tích trồng mít ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long tăng nhanh cũng là một nguyên nhân. Nguyên nhân này cần được chính quyền các địa phương sớm khắc phục không chỉ đối với cây mít mà đối với nhiều lại trái cây khác, tránh tình trạng trồng, nuôi ồ ại khi mất giá lại kêu gọi giải cứu.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.