Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 28 tháng 5 năm 2017 | 4:22

‘Giải cứu lợn’: Công ty nước ngoài muốn nhập hàng trăm tấn lợn VN

Hai công ty tại Nga và Ukraine đang có nhu cầu nhập hàng trăm tấn thịt lợn từ Việt Nam.

Trong bối cảnh người chăn nuôi lợn trong nước đang khủng hoảng vì giá lợn giảm sâu, người dân phát động phong trào “giải cứu lợn” để giúp đỡ bà con chăn nuôi, nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế và giúp tiêu thụ được phần nhỏ thịt lợn đang tồn lại ở các trang trại.

giai cuu lon cong ty nuoc ngoai muon nhap hang tram tan lon viet nam hinh 1
Lợn của Việt Nam đang được 'giải cứu' (Ảnh minh họa: KT)

Trong giai đoạn khó khăn này, ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty TNHH VIETGO – chuyên tư vấn xuất nhập khẩu cho các DN Việt Nam cung cấp thông tin rất đáng mừng cho người chăn nuôi khi liên tiếp mang đến những cơ hội giao thương cho các doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ lợn trong nước.

Ông Việt cho biết, sau đơn hàng thịt lợn từ đối tác Hàn Quốc cần nhập 500 tấn thịt ba chỉ/tháng, 1.350 tấn chân trước/tháng và 1.350 tấn chân sau/tháng trong vòng một năm, mới đây, VIETGO lại tiếp tục nhận được đơn hàng từ 2 công ty của Nga và Ukraine.

Cụ thể, ông Gregory (giám đốc một công ty tại Ukraine) đã gửi thư đến công ty với mong muốn tìm nhà cung cấp thịt lợn từ Việt Nam để cung cấp cho thị trường Châu Âu.

Công ty này cần nhập thịt lợn không xương các bộ phận: Thịt vai, thịt chân giò, thịt nạc than, thịt mỡ, thịt sườn, thịt ba chỉ. Số lượng 54 tấn, đóng gói 20kg/thùng carton. Song chất lượng thịt lợn phải đáp ứng được tiêu chuẩn của châu Âu, hoặc đã có chứng nhận xuất khẩu sang một nước ở khu vực châu Âu.

Ông Việt cho biết thêm, phía công ty của Ukraine đã biết và tin tưởng sản phẩm thịt lợn của Việt Nam khi được xuất sang các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc. Tuy nhiên, khi xuất sang 2 thị trường này, thịt lợn Việt Nam sử dụng tiêu chuẩn SGS, tiêu chuẩn này không phù hợp với tiêu chuẩn của châu Âu. Để kiểm tra thịt lợn có đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu vào châu Âu hay không, các doanh nghiệp trong nước cần bỏ ra một khoản phí là 8.000 USD cho ban thanh tra của châu Âu. Họ sẽ cử thanh tra đến tận lò giết mổ để kiểm nghiệm chất lượng thịt lợn.

Phía công ty Ukraine cho biết, nếu nhà cung cấp trong nước cam kết chỉ cung cấp sản phẩm cho công ty, phía Ukraine sẵn sàng chia sẻ khoản phí kiểm nghiệm sản phẩm.

Ngoài công ty của Ukraine, bà Julia đại diện công ty Limited Partnership (Nga) cũng gửi đến VIETGO đơn hàng 35 tấn thịt lợn đông lạnh.

Một tin vui nữa cho người chăn nuôi lợn trong nước khi mới đây, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết phía Trung Quốc đã đồng ý mở cửa thị trường cho thịt lợn Việt Nam.

Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu sang Trung Quốc làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc bàn về việc xuất khẩu chính ngạch thịt lợn Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Chuyến công tác đã có kết quả tốt đẹp, theo đó về chủ trương phía Trung Quốc đã đồng ý mở cửa thị trường cho lợn Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam sẽ xuất khẩu lợn sang Trung Quốc từ năm nay ngay sau khi hoàn thiện hồ sơ thủ tục.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm xuất khẩu, ông Việt nhận định: "Thị trường Trung Quốc là thị trường cực lớn với sức tiêu thụ khoảng 51 – 57 triệu tấn thịt lợn mỗi năm. Về cơ bản, Trung Quốc cũng đang thiếu hụt về nguồn cung, do hiện nay Trung Quốc đang tái cấu trúc đàn lợn, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ sang mô hình trang trại. Trong khi đó, việc tái cấu trúc này cần một khoảng thời gian, nên hiện tại thịt lợn tại Trung Quốc đang thiếu hụt ở khoảng 9%, tương đương với 5 triệu tấn/năm. Nên chỉ cần cung cấp một phần trong lượng thiếu hụt ấy đã đủ giải cứu thịt lợn dư thừa hiện nay.”

Theo ông Việt, từ trước đến nay, các tiểu thương Việt Nam mới chỉ quen với việc xuất khẩu lợn qua đường tiểu ngạch. Chúng ta chủ yếu chỉ cung cấp lợn sang một số vùng ven biên giới giữa 2 nước, mà chưa có những đơn hàng cung cấp thẳng trực tiếp vào thị trường nội địa. Việc Trung Quốc mở cửa thị trường sẽ là cơ hội rất lớn cho ngành chăn nuôi trong nước./.

Đức Thuận/VTC News
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top