Sau khi vượt qua các tiêu chí khắt khe của Hội Đột quỵ thế giới (WSO), Bệnh viện Trung ương Huế đã chính thức được tổ chức này trao tặng giải thưởng Platinum, trở thành một trong bốn bệnh viện tại Việt Nam có Trung tâm đột quỵ đạt giải thưởng cao quý này.
Theo đó, ngày 20/11, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vào chiều ngày 19/11, Trung tâm Đột quỵ của đơn vị đã được chính thức được trao tặng giải thưởng Platinum của Hội Đột quỵ thế giới WSO trong tổ chức cấp cứu và điều trị đột quỵ.
Tính đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế là một trong bốn bệnh viện tại Việt Nam có Trung tâm đột quỵ đạt giải thưởng Platinum của Hội đột quỵ thế giới. Điều này góp phần giúp nhiều bệnh nhân đột quỵ Việt Nam được cấp cứu nhanh chóng và kịp thời; qua đó, điều trị thành công các bệnh nhân đột quỵ cấp, giảm tỉ lệ tử vong, giúp đưa bệnh nhân sớm trở lại với cuộc sống bình thường.
Trung tâm Đột Quỵ Bệnh viện Trung ương Huế có quyết định thành lập ngày 1/10/2017, chính thức đi vào hoạt động ngày 9/6/2018. Trung tâm được xây dựng với cơ sở vật chất khang trang, máy móc, trang thiết bị hiện đại và đặc biệt là đội ngũ nhân lực trình độ cao, được đào tạo bài bản trong nước và quốc tế.
Mỗi năm, trung tâm tiếp nhận điều trị hơn 2.500 bệnh nhân đột quỵ, thực hiện tiêu sợi huyết gần 100 trường hợp và can thiệp mạch não gần 250 trường hợp. Ngoài ra, trung tâm đã điều trị hồi sức thành công cho rất nhiều trường hợp đột quỵ nặng qua khỏi cơn nguy kịch, giúp bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng.
Từ lúc thành lập đến nay, được sự hỗ trợ của Ban giám đốc, Trung tâm đột quỵ đã triển khai và thành thạo hầu hết các kỹ thuật can thiệp đột quỵ khó và phức tạp được thực hiện tại Việt Nam và trên thế giới như can thiệp đường tĩnh mạch tắc dò xoang hang và dị dạng thông động tĩnh mạch não, can thiệp dị dạng mạch máu tủy; áp dụng các kỹ thuật mới để có thể xử lý tối đa các loại phình mạch bao gồm thả coil với sự hỗ trợ của stent, bóng và đặt stent chuyển dòng.
Bên cạnh đó, đội ngũ can thiệp còn phối hợp với các khoa phòng trong bệnh viện để hỗ trợ điều trị các trường hợp phức tạp như tắc dị dạng mạch máu vùng chi và đầu mạch cổ, tắc u tiền phẫu, nút mạch cầm máu, tiêm xơ u máu và tắc dò, phình động tĩnh mạch phổi bằng phương pháp can thiệp đường mạch máu ít xâm lấn.
Ngoài ra, Trung tâm cũng tổ chức các hội nghị, hội thảo về đột quỵ để nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế đồng thời phối hợp với Sở Y tế Thừa Thiên - Huế xây dựng mạng lưới Đột quỵ trên toàn Tỉnh, tuyên truyền người dân để tăng thêm nhận thức giúp nhận diện sớm về đột quỵ và cấp cứu kịp thời các trường hợp đột quỵ.
Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: “Trong thời gian tới, Trung tâm quyết tâm phấn đấu đạt Giải thưởng Diamond của Hội Đột quỵ thế giới trong cấp cứu và điều trị đột quỵ với mục đích duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị bệnh nhân đột quỵ; góp phần xây dựng và phát triển Bệnh viện Trung ương Huế thành Trung tâm Y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế về y tế theo như Nghị quyết 54/2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Được biết, Platinum là một giải thưởng danh giá của Hội Đột quỵ thế giới dành cho các Đơn vị Đột quỵ và Trung tâm Đột quỵ thỏa mãn các tiêu chí khắt khe về rút ngắn thời gian cấp cứu tái thông mạch máu não và đồng thời thực hiện tầm soát nguyên nhân và điều trị dự phòng đột quỵ phù hợp.
Để làm được điều này các trung tâm yêu cầu cần phải có đầy đủ các yếu tố bao gồm nguồn nhân lực có trình độ, thiết bị chẩn đoán chuẩn xác và phối hợp nhuần nhuyễn với các khoa phòng có liên quan. Quy trình xét duyệt sẽ được thực hiện bởi một cơ quan kiểm định quốc gia và 2 cơ quan kiểm định quốc tế. Ủy ban về Đơn vị Đột quỵ sẽ ra quyết định cuối cùng.
Theo tìm hiểu, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai và là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, mỗi năm ước tính có hơn 200.000 ca đột quỵ mới, với hậu quả hơn 11.000 người tử vong và trên 100.000 người bị tàn phế.
Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cao cũng như hạn chế được các di chứng nặng nề về vận động, nhận thức, ngôn ngữ...
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.