Chiều ngày 31/3, Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có buổi làm việc với Ban Chấp hành Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT. Dự có Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, Bí thư Đảng uỷ Bộ, Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ bộ Nguyễn Văn Trường.
Phong trào đoàn được phát huy
Báo cáo tại buổi làm việc, đồng chí Tạ Hồng Sơn, Bí thư Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, tính đến ngày 30/3/2022, Đoàn Bộ có 3.167 đoàn viên đang công tác, sinh hoạt tại 42 cơ sở đoàn thuộc 3 khối. Thời gian qua, mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các hoạt động của Đoàn thanh niên, nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ, Đảng ủy Bộ, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan trung ương và sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt đổi mới nội dung, lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp với các cơ sở đoàn và đoàn viên, thanh niên nên đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Trong chỉ đạo thực hiện có đổi mới, sáng tạo, đề cao tính thiết thực, hiệu quả của từng hoạt động. Công tác giáo dục được chú trọng nhất là việc tuyên truyền, học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng, của Đoàn, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tổ chức nhiều hoạt động với nội dung và hình thức đa dạng, sáng tạo, đạt hiệu quả thiết thực góp phần giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, tinh thần sống và làm việc theo pháp luật của đoàn viên, thanh niên.
Các phong trào hành động cách mạng và chương trình đồng hành với thanh niên gắn với nhiệm vụ chính trị của Bộ có sự chủ động, có nhiều điểm mới, tiếp cận sát nhiệm vụ chính trị của Bộ theo từng năm và bám sát các chỉ tiêu của nhiệm kỳ; có nhiều giải pháp sáng tạo, bám sát nhu cầu của thanh niên tại các cơ quan đơn vị thuộc Bộ và nhu cầu của thanh niên tại các địa phương góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và của Bộ
Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Đoàn tham gia xây dựng Đảng, cơ quan, đơn vị được quan tâm, đặc biệt là triển khai nâng cao chất lượng tổ chức đoàn, đề xuất các đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng. Quan hệ phối hợp giữa Đoàn Bộ với các Bộ Ngành thuộc Khối các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành đoàn trong cả nước ngày càng gắn bó khăng khít và hiệu quả hơn. Công tác xã hội hóa nguồn lực hoạt động Đoàn tiếp tục được phát huy.
Bên cạnh những kết quả đạt được Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thẳng thắn nhìn nhận, chỉ ra một số hạn chế như: công tác chỉ đạo và triển khai chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên ở một số đơn vị có thời điểm còn thiếu quyết liệt, chưa bám sát vào nhiệm vụ chuyên môn và tình hình thực tiễn tại đơn vị; Công tác giới thiệu cán bộ đoàn chủ chốt tham gia cấp ủy cùng cấp chưa đạt yêu cầu; công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn kế cận gặp nhiều khó khăn nhất là về độ tuổi. Nhiều cán bộ đoàn chưa được quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn; tham gia các lớp nâng cao lý luận chính trị; đứng trong hàng ngũ của Đảng…
Nhiều nhiệm vụ trọng tâm
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT tiến tới tổ chức thành công Đại hội đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2022-2027.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phù hợp với đặc điểm của cơ quan, đơn vị.
Xây dựng các giải pháp triển khai thực hiện tốt các phong trào hành động cách mạng, chương trình đồng hành với thanh niên; xung kích, sáng tạo của thanh niên trong tham gia các hoạt động chính trị của Bộ gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn và xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh các hoạt động liên kết, phối hợp với Đoàn thanh niên các Bộ, Ngành Trung ương có liên quan và các tỉnh, thành đoàn trong các hoạt động chung tay xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp; chuyển đổi số trong nông nghiệp và các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
Chủ động nghiên cứu, tham mưu với lãnh đạo Bộ, Đảng ủy Bộ để triển khai nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trẻ.
Tham mưu với lãnh đạo Bộ giao cho Đoàn thanh niên phối hợp thực hiện một số nội dung trong chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Năm đề xuất với lãnh đạo Bộ
Tại buổi làm việc đồng chí Tạ Hồng Sơn, Bí thư Đoàn Bộ đã đưa ra 5 kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo Bộ, Đảng ủy Bộ quan tâm. Một, tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên Bộ được tham gia nhiều hơn các hoạt động chuyên môn của Bộ như: Tham gia xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) hay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Tham gia tuyên truyền về cải cách hành chính; ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp…
Hai, tạo điều kiện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ đoàn, coi môi trường hoạt động công tác đoàn là nơi đào tạo cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ đoàn có điều kiện phấn đấu và trưởng thành...
Ba, chỉ đạo, định hướng cho Đoàn thanh niên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các chương trình đối thoại, diễn đàn giữa thanh niên với Lãnh đạo Bộ.
Bốn, chỉ đạo cấp ủy các đơn vị khối phía Nam quan tâm, phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ trong việc tiếp nhận các tổ chức Đoàn về sinh hoạt tại Đoàn Bộ trong thời gian tới.
Năm, tạo điều kiện tuyển dụng 01 cán bộ Đoàn chuyên trách công tác tại Văn phòng Đoàn Bộ trước Đại hội Đoàn Bộ nhiệm kỳ 2022-2027 (dự kiến tháng 7/2022); Đề xuất bổ sung thêm 01 biên chế của Đoàn thanh niên để phụ trách công tác Đoàn khu vực phía Nam sau khi tiếp nhận bàn giao các cơ sở Đoàn từ thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh về sinh hoạt tại Đoàn Bộ.
Gợi ý năm nhiệm vụ lớn
Tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Hồng Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, không thể không có đoàn thanh niên, mọi thứ đang ở phía trước, ta chỉ nhìn thấy khó khăn thì không thể vượt qua để thấy cơ hội nằm ở phía trước. Hoạt động cải cách hành chính vụ đặt hàng với Đoàn thanh niên, tới đây vụ đặt hàng tiếp về chuyển đổi số.
Đồng chí Nguyễn Văn Trường, Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, Đoàn Bộ được đánh giá tốt nhất Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, chúng ta có màu sắc của chúng ta rất rõ dệt. Đoàn vẫn là môi trường để giáo dục, do vậy hơn 3.000 đoàn viên nhưng không có vi phạm gì lớn. Tích cực xây dựng đảng, hàng năm đều có lớp học đối tượng đảng cho đoàn thanh niên, tham gia lớp Trung cấp chính trị cung cấp nguồn cho cấp uỷ.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, Bí thư Đảng uỷ Bộ Nông nghiệp và PTNT chia sẻ, Đoàn chúng ta làm được nhiều nhưng nói ít, đoàn phải mạnh mẽ hơn, sôi nổi hơn một chút đấy mới là chất đoàn. Khó nhất hiện nay là không tập hợp được thanh niên do không có thanh niên mà tập hợp. Giữa các chi đoàn có sự khác biệt rất lớn, đoàn có nhiều đầu mối, ở nhiều vùng miền, trình độ khác nhau, chính quyền sinh hoạt 1 chỗ, đoàn hoạt động 1 chỗ rất khó. Trong khó khăn đó Đoàn Bộ phải biết vươn lên.
Theo Thứ trưởng, Đoàn thanh niên vẫn duy trì được phong độ, uy tín thương hiệu với Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, với một số Tỉnh đoàn, với cấp uỷ, chính quyền… xác định được vai trò của đoàn với chuyên môn từ đó có niềm tin.
Thứ trưởng đặt câu hỏi, mục tiêu hoạt động của đoàn là gì?. Qua hoạt động đoàn, được người, được việc, được tổ chức. Được người là được kinh qua rèn luyện; được việc rất vô cùng như: hoạt động tình nguyện; được tổ chức, các Chi đoàn mạnh thì Đoàn bộ mạnh, Đoàn Bộ mạnh thì Bộ mạnh.
Về định hướng trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ, nguyên tắc hoạt động bây giờ phải tìm cái chung nhất trong cái khác biệt để tổ chức hoạt động, khi tổ chức ai cũng thấy mình trong đó, thấy được giá trị của mình thì họ tích cực tham gia.
Một, Đoàn tập trung vào 2 - 3 phòng trào lớn như: tập trung phong trào riêng về chuyển đổi số. Đoàn xây dựng kế hoạch hết bao nhiêu tiền bộ cấp kinh phí. Chuyển đổi số trong nông nghiệp cần làm gì? Ví dụ: mã định danh, mã vùng trồng, mã số, mã vạch, tập huấn cho nông dân, phải có kết kết cụ thể, tất cả các Chi đoàn cùng làm.
Hai, NTM giai đoạn vừa qua làm khá tốt, giai đoạn này tếp tục hỗ trợ các xã xây dựng NTM, nhận đỡ đầu một, hai xã xây dựng NTM. Bây giờ phải tập hợp được trí tuệ của đoàn viên cùng tham gia, tham gia thế nào?. Bộ đứng ra nhận nhưng Đoàn thanh niên thực hiện.
Ba, tập trung vào chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Chúng ta đi vào sản xuất, đi vào giá trị, vấn đề này Đoàn thanh niên tập trung vào làm là hợp lý nhất. Đặc biệt, xoáy sâu vào giá trị nông sản, giá trị Việt, tâm hồn Việt.
Bốn, làm thế nào để mỗi đoàn viên khi lãnh đạo Bộ nhìn vào thấy được tương lai của Bộ nông nghiệp?. Đoàn phải quan tâm tới công tác đào tạo, phải có chiến lược. Chúng ta phải đặt ra mục tiêu 2025 bao nhiêu cán bộ trẻ là cán bộ cấp vụ?. Nếu vụ, cục nào bổ nhiệm cán bộ dưới 45 tuổi tôi cho thêm 1 suất. Để làm việc đó Đoàn thanh niên phải có Kế hoạch, Nghị quyết cụ thể về đào tạo cán bộ.
Năm, đồng chí Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đưa vào Nghị quyết cấp kinh phí cho Đoàn thanh niên hàng năm. Trong cuộc họp Đảng uỷ Bộ sẽ quan tâm đến Đoàn, phải nhắc thường xuyên. Chúng ta không xin tiền mà xin cơ chế, xin cơ chế không phải là tiền mà là rất nhiều tiền. Cơ chế gì thì Đoàn phải nghĩ ra.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.