Trước hướng đi phức tạp và diễn biến khó lường của cơn bão số 16, chiều 23/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tổ chức cuộc họp khẩn trực tuyến với các sở ngành và các địa phương trong tỉnh bàn công tác ứng phó.
Qua rà soát, UBND tỉnh Bình Thuận nhận định nếu bão đổ bộ vào, toàn tỉnh sẽ có 35 điểm dân cư với hơn 35.000 người phải sơ tán đến nơi an toàn. Nhiều nhất là ở địa bàn Phan Thiết với 10 điểm, Tuy Phong 9 điểm, La Gi 6 điểm, Hàm Tân 3 điểm và Phú Quý 3 điểm...
Các khu vực bờ biển bị sạt lở và sập nhà do triều cường trong những ngày qua cũng đáng báo động. Hiện nay các địa phương đã cho gia cố lại kè tạm phòng tránh nguy hiểm khi bão số 16 vào đất liền.
Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cho biết địa phương có tất cả 60 nhà bè với 1.325 lồng nuôi thủy sản trên biển. Chính quyền địa phương đã thông báo cho các chủ bè biết thông tin của bão số 16 để gia cố, chằng buộc an toàn, có thể thu hoạch sớm hoặc vớt lên đưa vào bờ nhốt tạm để tránh bão. Chính quyền địa phương phải cương quyết không cho bất cứ người nào ở lại trên các nhà bè nuôi cá, tránh trường hợp bão vào gây thiệt hại về tính mạng.
Từ 16h chiều 23/12, tỉnh Bình Thuận cũng đã ra lệnh cấm biển. Toàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu thuyền đã vào neo đậu tại các bến, lại còn 252 chiếc với hơn 1.870 lao động đang hoạt động trên biển.
Ông Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cho biết: “Chúng tôi tập trung chỉ đạo các địa phương, các lực lượng của Bộ đội Biên phòng tỉnh phải kêu gọi các tàu thuyền về trong bờ neo đậu chắc chắn, và tuyệt đối đến 12h ngày 24/12 không để bất cứ người nào còn ở trên tàu thuyền”./.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.