Trước nguy cơ thiếu hụt nguồn máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đã hiến 147 đơn vị máu.
Ngày 5/6, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế cho biết, cán bộ công nhân viên (CBCNV) của đơn vị đã tham gia hiến 147 đơn vị máu góp phần đảm bảo nhu cầu về nguồn máu phục vụ nhu cầu cấp cứu, điều trị cho các bệnh nhân nói chung và các bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang điều trị tại tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng.
Đây là hành động thiết thực hưởng ứng lời kêu gọi của Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện và được thực hiện với phương châm “Một giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại”.
Cũng theo Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế, trong quá trình hiến máu, đơn vị đã bố trí nhân viên bảo vệ tiến hành đo thân nhiệt cho đội ngũ y, bác sỹ và CBCNV tham gia hiến máu ngay tại cổng vào Công ty, CBCNV Công ty luôn nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của các cấp, thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế.
Ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế cho biết, nhiều năm qua, phong trào hiến máu nhân đạo được tập thể cán bộ, viên chức, người lao động trong công ty hưởng ứng tham gia tích cực các đợt vận động hiến máu nhân đạo do địa phương phát động, chương trình Tuần lễ hồng EVN đã được công ty phát động vào tháng 12 hằng năm đều thu được hàng trăm đơn vị máu hiến. Đây là hoạt động truyền thống của Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế nói riêng và ngành Điện nói chung, thể hiện tinh thần, trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội trong việc tăng cường nguồn máu dự phòng, góp phần nâng cao công tác chăm sóc khỏe của nhân dân.
Từ cuối tháng 4, dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nhiều địa phương và diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác vận động và tiếp nhận máu trên toàn quốc.
Theo báo cáo của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, từ ngày 27/4 đến 11/5 lượng máu tiếp nhận chỉ bằng 30% so với kế hoạch đề ra. Nhiều địa phương, đơn vị đã hoãn, hủy lịch tổ chức hiến máu, mặc dù chưa có phong tỏa, cách ly y tế, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân tại các tỉnh thành nói chung và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng. Được biết, nguồn máu dự trữ hiện tại của Trung tâm truyền máu khu vực Huế - Bệnh viện Trung ương Huế cũng chỉ còn đủ phục vụ cấp cứu từ 3 - 5 ngày.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.