Trong Công văn số 65/BXD-QLN trả lời một số kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), Bộ Xây dựng cho rằng đề xuất cho doanh nghiệp thí điểm đầu tư xây dựng căn hộ, nhà trọ, phòng trọ cho thuê với diện tích dưới 25m2 là không phù hợp.
Hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang tồn tại không ít khu nhà trọ, dãy trọ lụp xụp không đảm bảo chất lượng cũng như điều kiện sống cho người dân. Trước thực trạng trên, HoREA đã kiến nghị Bộ Xây dựng cho phép các doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án căn hộ cho thuê, nhà trọ, phòng trọ cho thuê với diện tích tối đa 25m2. Theo HoREA, nhà trọ dưới 25m2 sẽ giải quyết bài toán chỗ ở cho đại đa số những người có thu nhập thấp đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh. Qua đó, môi trường sống của họ cũng được cải thiện đáng kể, thay vì phải sống trong các khu trọ tồi tàn và mất an ninh với quy mô hộ gia đình, cá nhân được xây dựng như hiện nay.
Trả lời vấn đề này, Bộ Xây dựng cho rằng, Thông tư 20/2016 TT-BXD ngày 30-6-2016 quy định diện tích tối thiểu phòng ở do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà trọ để bán, cho thuê mua là 10m2, còn căn hộ hoặc nhà phải có diện tích tối thiểu là 25m2. Trong khi đó, với doanh nghiệp muốn xây dựng nhà ở xã hội thì diện tích tối thiểu là 25m2 và phải thực hiện theo dự án. Khi đó, người dân mới được đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường cũng như điều kiện sống tốt hơn. Do đó, Bộ Xây dựng cho rằng kiến nghị của HoREA là chưa phù hợp.
Kiến nghị của HoREA về việc xây dựng căn hộ có diện tích dưới 25m2 bị Bộ Xây dựng bác bỏ
Đối với kiến nghị của HoREA về nguồn tái cấp vốn cho vay nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cho biết Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay nhà ở xã hội, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng xác định mức bố trí chi để cấp nguồn vốn, cấp bù chênh lệch, phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội và cấp bù chênh lệch lãi suất cho các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định trong kế hoạch đầu tư công trung dài hạn 2016 - 2020. Căn cứ khả năng bố trí nguồn ngân sách nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ nghiên cứu đề xuất khung lãi suất cho vay hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội trong trung hạn để từ đó Thủ tướng quyết định mức lãi suất cho vay phát triển nhà ở xã hội trong các năm 2018, 2019, 2020.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy do nguồn lực ngân sách có hạn nên khó giải quyết kịp thời nhu cầu nhà ở xã hội của người dân. Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra mục tiêu hoàn thành 44.701 căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2020 với 39 dự án nhưng nguồn cung vẫn còn quá ít so với nhu cầu thực tế.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.