Chiều 29-2, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải ký ban hành Quyết định về việc công bố thiên tai trên địa bàn tỉnh. Loại thiên tai được công bố là hạn hán, rủi ro cấp độ một, gây thiệt hại trực tiếp đối với các trà lúa trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra. Đồng thời, rà soát cụ thể mức độ thiệt hại để tham mưu UBND tỉnh báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành T.Ư có chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân, giúp bà con vùng bị thiệt hại khôi phục sản xuất…
Báo cáo của ngành chức năng tỉnh Cà Mau cho biết, từ ngày 15-11-2015 đến nay, hạn hán đã làm thiệt hại hơn 49.343 ha lúa trên địa bàn các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình, TP Cà Mau và các huyện có diện tích trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm ở vùng Nam Cà Mau. Trong đó, diện tích bị thiệt hại nhiều nhất là trà lúa - tôm, với hơn 35.221 ha (chiếm 71,38% diện tích thiệt hại). Cụ thể, mức độ thiệt hại trên trà lúa - tôm từ 70-100% là hơn 27.261 ha; từ 30-70% là hơn 6.368 ha; thiệt hại dưới 30% là hơn 1.592 ha. Còn trà lúa đông xuân, tổng thiệt hại là hơn 12.460 ha (chiếm 25,2% diện tích thiệt hại). Trong đó, thiệt hại dưới 30% là hơn 176 ha; thiệt hại từ 30-70% là gần 9.963 ha; thiệt hại từ 70-100% là hơn 2.321ha. Ngoài ra, hạn nặng cũng gây hại hơn 1.661 ha các trà lúa mùa tại Cà Mau, mức độ thiệt hại từ 30-100%.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.