Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 7 tháng 10 năm 2021 | 10:42

Cà Mau dành gần 20 tỷ đồng đào tạo nghề thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh này vừa ban hành kế hoạch đào tạo nghề thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, sẽ phân bổ khoảng 18 tỷ đồng để hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng; hỗ trợ đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp.

anh-1.jpg
Sản phẩm OCOP Mật ong RUM CM, được đóng chai từ mật ong tự nhiên rừng U Minh - Cà Mau

 

Nguồn lực để thực hiện kế hoạch này là từ nguồn kinh phí Trung ương và địa phương. Trong đó, hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng là 10,5 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp là 07 tỷ đồng. Kinh phí hoạt động giám sát là 500 triệu đồng.

Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau còn lồng ghép, tích hợp các nguồn vốn của các chương trình, dự án phù hợp trên địa bàn, nguồn vốn của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để tập trung phát triển sản xuất các sản phẩm truyền thống, có lợi thế, đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn; đồng thời tạo điều kiện để các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP phát triển ổn định, bền vững.
Mục tiêu của kế hoạch là đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 1.750 lao động, mỗi năm 10 lớp; đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp cho 3.500 lao động, mỗi năm 20 lớp. Ngoài ra, đào tạo nghề cho người lao động để phát triển sản phẩm, mỗi năm 10 - 20 sản phẩm; đào tạo nghề và kèm cặp nghề cho lao động đạt 50% số lao động theo từng sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó, tổ chức các lớp tập huấn cho các nhà lãnh đạo, quản lý, phụ trách kinh doanh, kế toán... của các chủ thể tham gia OCOP (ưu tiên cho cán bộ trẻ đã qua đào tạo cơ bản) về cách thức xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh, kiến thức về kinh doanh, tài chính, thị trường, marketing, môi trường, quản lý chất lượng, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm...

Giai đoạn 2021 - 2025,  Cà Mau phấn đấu phát triển mới và tiêu chuẩn hóa 120 sản phẩm, dịch vụ; công nhận ít nhất 5 sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đạt 5 sao và ít nhất 90 sản phẩm đạt 3 - 4 sao.

Đồng thời, tỉnh phát triển, nâng cấp 65 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP; đào tạo 100% cán bộ OCOP các cấp; 100% cán bộ lãnh đạo đương nhiệm các chủ thể OCOP và 100% người lao động OCOP với trình độ phù hợp cho từng đối tượng...

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top