UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kế hoạch 146/KH-UBND về việc truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử năm 2021.
Kế hoạch 146 nhằm mục đích kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo mục tiêu, định hướng ‘‘Nâng tầm giá trị nông sản Việt qua nền tảng thương mại số’’; góp phần thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Để phấn đấu có ít nhất 70% hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh biết đến sàn thương mại điện tử, từ nay đến cuối năm 2021, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả với cơ quan thông tấn, báo chí và các cơ quan, đơn vị có liên quan…, triển khai Kế hoạch 146/KH-UBND của UBND tỉnh về truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.
Cụ thể, hoạt động truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử, mạng xã hội, fanpage của các cơ quan, đơn vị cơ sở truyền thanh cấp huyện, hệ thống thông tin cơ sở, hội nghị, tập huấn, nhắn tin, banner.
UBND tỉnh Cà Mau cũng xác định rõ đối tượng ưu tiên truyền thông là các hộ sản xuất nông nghiệp và người tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và ngoài nước; đồng thời, định hướng một số nội dung lớn cần tập trung truyền thông, quảng bá trong thời gian tới.
Nội dung tuyên truyền tập trung vào chủ trương, chính sách của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh và các thông tin có liên quan đến hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử. Tuyên truyền về lợi ích của việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử và kênh bán lẻ số để hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký gian hàng, tham gia giao dịch trên sàn thương mại điện tử. Cung cấp thông tin nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh; các sản phẩm, hàng hóa nông sản trên địa bàn cần tiêu thụ. Hướng dẫn người dân đặt mua hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử; hàng hóa sẽ được vận chuyển đến tận địa chỉ yêu cầu. Chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng về thương mại điện tử. Truyền thông, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Cà Mau trên sàn thương mại điện tử.
Trước đó, nắm bắt thương mại điện tử là xu hướng tương lai, đồng thời mong muốn “dẫn lối” người mua đến một địa chỉ uy tín, chính thống, an toàn và minh bạch cho cả người mua lẫn người bán, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Cà Mau đã được xây dựng và vận hành từ nguồn ngân sách xúc tiến thương mại, do Trung tâm xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) quản lý.
Ngày 25/6/2021, Bộ Công Thương phê duyệt để vận hành chính thức nền tảng thương mại trực tuyến àn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Cà Mau.
Ưu điểm của sàn thương mại điện tử Cà Mau với người mua là nguồn cung cấp hàng hóa với giá gốc, giảm chi phí trung gian, đại lý. Đồng thời, với kênh người bán chỉ áp dụng cho chủ thể OCOP, hợp tác xã và doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau, người dùng cả nước có thể yên tâm chọn lựa những sản phẩm “chính gốc made in Cà Mau”. Đây bước tiến quan trọng của Cà Mau trong việc hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ, quảng bá nông sản, thực phẩm, đặc sản Cà Mau, không chỉ trong bối cảnh dịch bệnh.
Sàn thương mại điện tử Cà Mau còn có nhiều phương thức thanh toán như thu hộ (COD), ví điện tử, ATM nội địa, internet banking, thanh toán quốc tế… để khách hàng lựa chọn.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.