Tỉnh Cà Mau từng nổi tiếng một thời là vương quốc của cá đồng với sản lượng khoảng 70.000 tấn/năm, thế nhưng kể từ năm 2000 đến nay sản lượng cá đồng phát triển theo chiều hướng năm sau thấp hơn năm trước.
Theo báo cáo từ cơ quan chức năng, nếu như sản lượng cá đồng năm 2015 đạt xấp xỉ 25.000 tấn thì vụ Mùa năm 2016 chỉ đạt 17.000 tấn, giảm gần 8.000 tấn so với cùng kỳ.
Dự báo, sản lượng cá đồng ở Cà Mau sẽ còn tiếp tục giảm, thậm chí còn có nguy cơ bị mai một sau 10 năm nữa. Bên cạnh đó, nếu như vào thời điểm của năm 2000, diện tích nuôi cá đồng của Cà Mau là 300.000ha thì nay chỉ còn 150.000ha.
Nguyên nhân được cho là do mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, tiếp đến là công tác quản lý nguồn lợi cá đồng của địa phương lỏng lẻo dẫn tới tình trạng săn bắt cá đồng vô tội vạ.
Nhiều hành vi săn bắt cá đồng bị cấm như săn bắt, mua bán cá non, dùng điện rà dưới ao đầm làm cho cá bị tận diệt... nhưng lại đang phát triển gần như công khai. Thời tiết cũng phát triển theo chiều hướng nắng nhiều mưa ít cũng làm cho cá đồng không phát triển được.
Để bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá đồng, tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Theo đó, tỉnh quy hoạch phát triển cá đồng để năm 2020 đạt sản lượng ít nhất 40.000 tấn trở lên. Đồng thời, khuyến khích người dân nuôi cá đồng, vùng nuôi tập trung vùng ngọt hóa U Minh Hạ bao gồm các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.
Ngoài ra, tỉnh cũng tăng cường công tác quản lý, nghiêm cấm mọi hành vi bắt cá bằng điện, vận chuyển, mua bán cá non vì đây là nguồn cá giống để thả nuôi hàng năm; khuyến khích hai hình thức nuôi, đó là nuôi cá kết hợp với trồng rừng tràm và nuôi cá kết hợp với trồng lúa.
Cá đồng là cá nước ngọt, có rất nhiều loại như cá lóc, cá trê, cá rô, cá bổi, cá dầy, cá thát lát... có chất dinh dưỡng cao và là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Cà Mau./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.