Các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc đã thành công
Đến thời điểm này, có thể khẳng định, các hoạt động Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đồng Lộc đã thành công,tốt đẹp. Đó là chia sẻ của Bí thư Tỉnh đoàn Hà Tĩnh Nguyễn Thế Hoàn với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn.
Anh có thể cho biết kết quả của chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đồng Lộc vừa diễn ra tại Hà Tĩnh?
Tỉnh đoàn Hà Tĩnh là đơn vị được giao Thường trực tham mưu các hoạt động Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đồng Lộc. Bởi vậy, quá trình chuẩn bị đã được bắt đầu ngay từ cuối năm 2017, cho đến thời điểm này có thể nói chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc đã cơ bản hoàn thành trọn vẹn ý nghĩa.
Cao điểm các hoạt động Kỷ niệm diễn ra từ ngày 10/7/2018 đến hết ngày 24/7/2018 với 12 hoạt động quy mô lớn diễn ra trên địa bàn. Trong đó: 07 hoạt động do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn được phân công chịu trách nhiệm chủ trì như: Lễ gặp mặt cựu TNXP tiêu biểu; Lễ cầu siêu các anh hùng, liệt sỹ; Lễ khánh thành Đền thờ Ngã ba Đồng Lộc; Tổng kết, trao giải cuộc vận động sáng tác 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc; Hội quân và hành trình “Những dấu ấn vinh quang”; Lễ thắp nến tri ân và Lễ giỗ lần thứ 50 của 10 nữ anh hùng, liệt sỹ.
Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa được tập trung đầu tư, ưu tiên vận động các nguồn lực để triển khai hiệu quả, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho các gia đình Cựu TNXP, chính sách, người có công… Toàn tỉnh đã vận động, hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 382 nhà với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng. Nhiều công trình, hạng mục xây dựng cơ bản hướng đến kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc đã được các tổ chức, cá nhân quan tâm hỗ trợ kinh phí với tổng số tiền 390,084 tỷ đồng.
Cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, tổ chức Đoàn thanh niên đã đảm nhận thực hiện 329 công trình, phần việc thanh niên trị giá hơn 10 tỷ đồng, huy động hàng vạn ngày công tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh; hàng ngàn diễn đàn sinh hoạt, hành hương về địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống đã được tổ chức sôi nổi, xúc động và tự hào.
Thưa anh, thông điệp Đoàn gửi tới thế hệ trẻ qua những hoạt động này là gì?
50 năm, chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống đã hồi sinh trên chiến trường Đồng Lộc, nhưng chúng ta không bao giờ được phép quên mỗi tấc giang sơn một dòng máu đỏ, bao xương máu mới làm nên Tổ quốc. 10 nữ anh hùng liệt sỹ TNXP Ngã ba Đồng Lộc và hàng trăm nghìn tên tuổi các anh hùng liệt sỹ luôn nhắc nhở chúng ta về giá trị của hòa bình, tự do, độc lập cũng như trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dẫu những việc làm và hành động của thế hệ trẻ hôm nay chưa thể đền đáp xứng đáng với những cống hiến và hy sinh của các thế hệ cha anh. Nhưng thông qua các hoạt động chăm lo gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, cựu thanh niên xung phong, người có công với cách mạng thể hiện truyền thống đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”; góp phần giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng. Thế hệ trẻ hôm nay luôn trân trọng, tự hào, biết ơn và nguyện tiếp nối mạch nguồn truyền thống yêu nước, nỗ lực vươn lên bằng tinh thần vượt qua khó khăn gian khổ, biết hy sinh và sống có trách nhiệm với đất nước.
Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động ý nghĩa trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đồng Lộc.
Anh có thể chia sẻ một số thuận lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức?
Trước hết về mặt thuận lợi: Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc được đặc biệt quan tâm, Tỉnh Hà Tĩnh khẳng định đây là một trong những sự kiện quan trọng số một trong năm 2018. Bên cạnh đó, Khu Di tích Nga ba Đồng Lộc – với ý nghĩa lịch sử thiêng liêng luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư, xây dựng của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc có nhiều hoạt động được đầu tư tổ chức vượt xa quy mô cấp tỉnh, bởi sự tham gia của đông đảo quan khách từ Trung ương đến địa phương như: Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đồng Lộc - Giá trị lịch sử và hiện thực”; Tổng kết, trao giải cuộc vận động sáng tác Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc, Hội quân và hành trình “những dấu ấn vinh quang”; Lễ Kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật “Đồng Lộc - Bài ca bất tử…
Về khó khăn: Có thể nói khó khăn lớn nhất đó chính là điều kiện thời tiết không thuận lợi. Dự báo bão cùng với mưa lớn đã làm ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị cũng như tổ chức. Chúng ta cũng có thể xem điều kiện thời tiết không thuận lợi cũng là một “phép thử” về quyết tâm, nỗ lực của các lực lượng tham gia chuẩn bị, cũng như của các khán giả đến tham dự hoạt động. Hàng ngàn khán giả đã có mặt, xúc động, thành kính trong Lễ Kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật “Đồng Lộc – Bài ca bất tử”. Đến thời điểm này, có thể khẳng định các hoạt động đã thành công tốt đẹp.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.