Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 9 tháng 12 năm 2020 | 14:45

Các ngành dịch vụ của Quảng Ngãi tăng trưởng âm

Sáng 9/12, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XII khai mạc kỳ họp lần thứ 22. Tại kỳ họp, các đại biểu tập trung thảo luận, tìm giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém thời gian qua.

Dịch vụ tăng trưởng âm
 
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các ngành dịch vụ của Quảng Ngãi có tốc độ tăng trưởng âm, chỉ bằng 94,66% so với cùng kỳ; nhất là lĩnh vực du lịch, số lượng du khách và tổng doanh thu du lịch sụt giảm nghiêm trọng, lượng khách giảm 57%, doanh thu giảm 50% so với cùng kỳ.
 
Quang cảnh kỳ họp
Quang cảnh kỳ họp

 

Phát biểu khai mạc kỳ họp, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi nhận định: Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến mọi hoạt động KT-XH của toàn cầu và của Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi. Sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, giao thương, đầu tư bị gián đoạn; các hoạt động xã hội, nhất là y tế, giáo dục - đào tạo, du lịch, văn hóa - thể dục, thể thao và đời sống mọi mặt của nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 
Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi phát biểu khai mạc kỳ họp.
Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi phát biểu khai mạc kỳ họp.

 

Trong bối cảnh đó, năm 2020, Quảng Ngãi chỉ có mức tăng trưởng đạt 0,43%. Đáng chú ý, các ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng âm, chỉ bằng 94,66% so với cùng kỳ; nhất là lĩnh vực du lịch, số lượng du khách và tổng doanh thu du lịch sụt giảm nghiêm trọng, lượng khách giảm 57%, doanh thu giảm 50% so với cùng kỳ.
 
Sản xuất công nghiệp tuy bị ảnh hưởng mạnh do gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào và nhu cầu thị trường giảm sút, nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng 5,28% so với cùng kỳ.
 
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện; bình quân toàn tỉnh đạt 16,5 tiêu chí/xã; có thêm 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới được công nhận và hiện đang làm hồ sơ cho 1 huyện.
 
Trong những tháng cuối năm 2020, Quảng Ngãi lại liên tiếp chịu ảnh hưởng của các đợt bão lũ, nhất là cơn bão số 9 đã gây thiệt hại nặng nề về KT-XH của tỉnh cũng như đời sống của nhân dân.
 
Theo bà Vân, tại kỳ họp này, các đại biểu HĐND tỉnh cần phải tập trung phân tích, thảo luận, tìm các giải pháp khả thi, để từng bước khắc phục có hiệu quả các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra tại các kỳ họp trước nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thực sự có kết quả, nhất là tình trạng nợ đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động của một số doanh nghiệp, việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư chưa chuyển biến tích cực.
 
Kỳ họp không chỉ tập trung đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch KT-XH năm 2020, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2021 mà sẽ thảo luận, cho ý kiến hơn 20 báo cáo, 25 tờ trình tại Kỳ họp với những nội dung vừa mang tính dài hạn liên quan đến sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh, vừa giải quyết những vấn đề bức xúc kéo dài tác động đến đời sống và sinh hoạt của người dân và thực hiện công tác nhân sự theo thẩm quyền.
 
Với khối lượng công việc rất lớn, bên cạnh việc thảo luận những vấn đề chung, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị các vị đại biểu cần tập trung phân tích, làm rõ các nguyên nhân nhất là đi sâu làm rõ các nguyên nhân chủ quan; các kịch bản tăng trưởng và giải pháp cần tập trung thực hiện để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đồng thời, thảo luận và thống nhất chủ trương trong việc triển khai giải quyết có hiệu quả những vấn đề tồn tại, bức xúc kéo dài.
 
Bên cạnh đó, tập trung phân tích những vấn đề trọng tâm, trọng điểm gồm: Những điểm nghẽn trong thực hiện nhiệm vụ năm 2020; các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH, xây dựng chính quyền năm 2021; Những vấn đề cần đầu tư, làm tiền đề phát triển trong giai đoạn 2020 – 2025; Những vấn đề bức xúc, cấp bách đang đặt ra hiện nay. Từ đó xác định những chủ trương, quyết định đúng, sát tình hình thực tiễn của địa phương, tất cả vì sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh và niềm tin, mong đợi của cử tri.
 
Xác định nhiệm vụ phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2025
 
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, UBND tỉnh đề xuất 24 chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 7-8%/năm; năng suất lao động tăng bình quân 6-8%/năm.
 
Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người khoảng 4.200- 4.400 USD/người/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 7- 10%/năm. Đến năm 2025, có 119 xã và 6 huyện đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 65%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 11,5%/năm...
 
Quảng Ngãi sẽ tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như xây dựng cơ chế, chính sách, xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030; huy động phân bổ hiệu quả nguồn lực xã hội; bố trí vốn đầu tư công hợp lý. Định hướng phát triển các vùng KT-XH, vùng kinh tế động lực phù hợp với điều kiện từng vùng, phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng.
 
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghìệp công nghệ cao; phát triển công nghiệp ngoài dầu và công nghiệp phụ trợ cho cảc cụm ngành công nghìệp có lợi thế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển theo hướng chuyên sâu, bền vững; nâng cao giá trị gia tăng gắn với chuỗi giá trị các ngành hàng nông nghiệp.
 
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững ở cảc huyện miền núi. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, du lịch, nhất là du lịch ven biển; chú trọng phát triển dịch vụ giá trị gia tăng cao.
 
Thực thi hiệu quả, hiệu lực trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh thu hút đầu tư trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng tự nhiên, năng lực cạnh tranh của tỉnh; hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư.
 
Tăng cường các biện pháp thu, chi và quản lý ngân sách nhà nước. Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin và phát triển đô thị.
 
Kỳ họp sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 9-11/12. 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top