Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 8 tháng 10 năm 2020 | 9:10

Các tỉnh miền Trung chung tay phòng, chống mưa lũ

Trước tình hình mưa lũ diễn ra vô cùng phức tạp, ban chỉ đạo các tỉnh thành đã nhanh chóng đề ra phương án cùng bà con nông dân tỉnh nhà chống lũ. Tránh gây thiệt hại về người và tài sản.

Lũ trên các sông đang lên, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ứng phó

Thực hiện Công điện số 20/CĐ-TW hồi 12h ngày 06/10/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, để chủ động ứng phó với mưa lớn. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, thủ trưởng các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ngay một số nội dung sau:

Triển khai nghiêm túc công điện số 05/CĐ-PCTT ngày 06/10/2020 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh về việc ứng phó với tình hình mưa lũ lớn trên địa bàn tỉnh.

 

105d3220435t48026l0.jpg
Lũ trên các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và sông La tiếp tục ở xu thế lên. Ảnh tư liệu – Báo Hà Tĩnh

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động ứng phó.

Chủ động kiểm tra và triển khai phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, nhất là các tuyến đê biển, đê cửa sông, hồ chứa nước xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao, các công trình thủy lợi trên địa bàn, công trình tiêu, thoát lũ để chủ động vận hành tiêu thoát lũ kịp thời.

Đề nghị các sở, ban, ngành cấp tỉnh; trưởng các tiểu ban và các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động triển khai các phương án của đơn vị mình để kịp thời ứng phó và hỗ trợ ứng cứu khi cần thiết.

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh theo dõi, thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến thời tiết, mưa lũ; thông báo kịp thời cho các đơn vị, địa phương và phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh kịp thời đưa tin về diễn biến của mưa, lũ cho các cấp, các ngành và Nhân dân biết để chủ động phòng, tránh có hiệu quả.

Quảng Bình: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phong kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại huyện Minh Hóa

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 6/10, trên địa bàn huyện Minh Hóa có mưa to; nước sông, suối dâng cao gây ngập lụt, chia cắt ở một số nơi.

Nhằm ứng phó hiệu quả với diễn biến thời tiết mưa lũ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phong đã lưu ý lãnh đạo huyện Minh Hóa cần bám sát phương châm “4 tại chỗ”, tập trung phương tiện, nhân lực nhằm chủ động triển khai việc di dời dân tại các vùng có nguy cơ ngập lụt đến nơi an toàn; nghiêm cấm người dân vớt củi trên sông.  

 

images679484_img_0353.jpg
Đồng chí Trần Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực tế tại một tuyến đường giao thông bị nước lũ chia cắt ở xã Trung Hóa (Minh Hóa). Ảnh: Báo Quảng Bình

Chính quyền các địa phương cần bố trí lực lượng canh gác tại các tuyến đường giao thông bị nước lũ chia cắt để ngăn người dân qua lại nhằm bảo đảm an toàn; đồng thời có kế hoạch dự trữ, cấp phát lương thực, thực phẩm cho dân, bảo đảm không để dân đói khi ngập lụt kéo dài…

Quảng Trị: Chủ tịch UBND tỉnh ra chỉ đạo ứng phó với mưa lớn trên diện rộng

Để chủ động ứng phó với mưa lớn diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân. Ngày 7/10/2020, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 09/CĐ-UBND yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai các công việc sau:

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tập trung rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, hướng dẫn tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn, chỉ đạo sắp xếp đảm bảo an toàn tàu thuyền, phương tiện tại các nơi neo đậu.

 

truc_0543.jpg
Nhiều tuyến đường trên địa bàn Đakrông bị sạt lở . Ảnh: TT – Báo Quảng Trị

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo khẩn trương di chuyển, gia cố các lồng, bè nuôi thủy sản trên sông, ao, hồ, đầm phá ven biển, ven sông, suối đảm bảo an toàn; có phương án bảo vệ, phòng tránh các thiệt hại có thể xảy ra tại các khu nuôi thủy sản tập trung, tuyệt đối không để người dân ở trên các lồng, bè nuôi thuỷ sản khi mưa lũ xảy ra; triển khai sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, gò đồi, ven sông suối, ven biển; khu vực thấp trũng, ngập úng đô thị.

Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo nhiệm vụ đã phân công tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện phương án ứng phó với mưa lũ.

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của mưa lũ để phát sóng, truyền tin trên các phương tiện truyền thông giúp người dân biết, chủ động phòng tránh.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top