Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 3 năm 2022 | 17:35

Các trường THCS, THPT ở Hà Nội chủ động tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Lưu Hoa ký văn bản số 684/SGDĐT-CTTT-KHCN về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong việc tổ chức dạy học trực tiếp của các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11 và 12.

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Sở Y tế Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành văn bản vào ngày 25/1/2022 cho phép học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11 và 12 trên địa bàn thành phố học tập trực tiếp tại trường.
day-hoc-truc-tiep-1832022.jpg
Triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong việc tổ chức dạy học trực tiếp của các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11 và 12 trong tình hình mới. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
 
Căn cứ công văn của UBND thành phố ngày 15/3 về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và mở cửa lại các hoạt động du lịch trong tình hình mới trên địa bàn thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các đơn vị, trường học tổ chức dạy và học trực tiếp gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, kiểm soát và xử lý kịp thời các ca nhiễm, giữ mức độ an toàn cao nhất cho học sinh và giáo viên.
 
Các đơn vị, trường học thường xuyên cập nhật thông tin, quy định về công tác phòng, chống dịch trong nhà trường của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn của thành phố; bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh tại địa phương, kịp thời, chủ động xây dựng phương án tổ chức dạy và học trực tiếp tại trường cho học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12, đặc biệt quan tâm đến học sinh khối lớp 9, lớp 12 và báo cáo UBND các quận, huyện, thị xã xem xét, phê duyệt theo quy định.
 
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã là đầu mối tổng hợp, tham mưu với UBND quận, huyện, thị xã trong việc xem xét, phê duyệt phương án dạy học trực tiếp của các đơn vị, trường học trên địa bàn bảo đảm an toàn, linh hoạt, hiệu quả.
 
Trước đó, sáng ngày 17/3, Phó chủ tịch TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, thành phố đã mở cửa trở lại các hoạt động để thích ứng an toàn, linh hoạt, nhưng đảm bảo kiểm soát tình hình dịch. Các quận, huyện cần chủ động xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó trong tình hình mới. Tuy nhiên, lãnh đạo Hà Nội nhấn mạnh, việc mở cửa trở lại các hoạt động không có nghĩa là buông lỏng mà có kiểm soát, quản lý hiệu quả.
du-ng-5123-1647518644.jpg
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại cuộc họp sáng 17/3. Ảnh: Xuân Hải

 

Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Lưu Hoa cho biết, tuần qua tỷ lệ giáo viên và học sinh mắc Covid-19 giảm mạnh. Tình hình dạy học trực tiếp tại các trường vẫn đảm bảo và duy trì thích ứng linh hoạt theo chỉ đạo của thành phố và ngành giáo dục. Bà Hoa đề nghị các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án phù hợp với tình hình thực tế để cho học sinh trở lại trường.

Phó chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo sớm có hướng dẫn cụ thể để các quận, huyện, thị xã căn cứ số ca mắc chủ động quyết định việc dạy học trực tiếp cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 phù hợp tình hình mới.

Nhiều phụ huynh học sinh, nhất là phụ huynh có con em đang học lớp cuối cấp rất lo lắng về chất lượng của học trực tuyến vừa qua, trong khi kỳ thi tuyển vào lớp 10 các trường công lập đến gần. Việc cho học sinh từ lớp 7 đến 12 đi học trực tiếp trong thời điểm này là rất cần thiết, để các cháu ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới.

 

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top