Những cái bắt tay của các “ông lớn” đã và đang làm cho sức nóng của thị trường bất động sản tiếp tục tăng nhiệt.
Câu chuyện không mới trên thị trường BĐS
Thị trường địa ốc TP.HCM sau Tết 2016 rất “nóng” khi Tập đoàn Hưng Thịnh đã “bao” toàn bộ dự án Thảo Loan Plaza, tại khu Trung Sơn (huyện Bình Chánh) để phát triển và tung sản phẩm ra thị trường.
Hay sau đó, ngày 19/03/2016, Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) đã chính thức ký kết hợp tác toàn diện với các đối tác là Công ty CP Dệt may Liên Phương (LPTex) và Công ty CP Ngoại thương và Phát triển đầu tư TP.HCM (Fideco) để phát triển một loạt dự án BĐS. Theo đó, Thuduc House bắt tay với Fideccco để phát triển dự án 28 Phùng Khắc Khoan, quận 1 và Khu dân cư cao cấp Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ. Bên cạnh đó, Thuduc House bắt tay với LPTex để phát triển các dự án gồm: Văn phòng – Căn hộ cao cấp V. Building tại Trung tâm Quận 1; Khu dân cư Thuduc House – Liên Phương (Q.9)...
Trước đó, công ty CP Phát Triển BĐS Phát Đạt cũng đã “bắt tay” với Công Ty An Gia Investment và Quỹ Đầu Tư Creed Group (Nhật Bản) để triển khai dự án River City (Q.7) có tổng vốn đầu tư 500 triệu USD.
Một thương vụ khác, công ty TNHH Keppel Land đã ký kết thỏa thuận đầu tư có điều kiện để nắm giữ 40% cổ phần tại Công ty TNHH Empire City – đơn vị sẽ bỏ ra 1,2 tỉ USD để xây dựng khu phức hợp tháp quan sát cao 86 tầng ở Khu đô thị Thủ Thiêm, quận 2, TPHCM.
Những cái “bắt tay” của Hưng Thịnh, Thuduc House, Phát Đạt hay Keppel Land không phải là câu chuyện mới vì trên thực tế thị trường BĐS Việt Nam đã chứng kiến khá nhiều những thương vụ hợp tác mang lại “cái kết khá đẹp” cho cả 2 bên.
Cái bắt tay chưa có tiền lệ
Các chuyên gia, Hiệp hội BĐS cũng thừa nhận, từ những “cái bắt tay” như vậy thị trường đang dần dần hình thành những tập đoàn phát triển BĐS trong nước lớn cả về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, sản phẩm đa dạng để dẫn dắt thị trường và hợp tác bình đẳng với bên nước ngoài. Các doanh nghiệp có năng lực về tài chính mua lại hoặc hợp tác với chủ đầu tư cũ để tiếp tục triển khai.
Chính vì thế khi xuất hiện những cái bắt tay giữa “các ông lớn ngang tài ngang sức” đã khiến cả thị trường “được phen đoán già đoán non”. Thông tin Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Bitexco để thành lập một liên doanh phát triển dự án nhà ở tại dự án The Manor Central Park Hà Nội với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 290 triệu đô la Mỹ đã ngay lập tức trở thành tâm điểm của thị trường BĐS những ngày cuối tháng 7.
Sau đó chưa đầy 2 tháng, “ông lớn” Tân Hoàng Minh tiếp tục “gây sốc” khi chính thức bắt tay với 2 “ông lớn” Vingroup và Techcombank phát triển tổ hợp căn hộ, văn phòng và trung tâm thương mại cao cấp D’.Capitale, Hà Nội.
3 “ông lớn” chính thức “bắt tay” hợp tác
Nhiều chuyên gia nhận định, đây thực sự là cái bắt tay chưa từng có tiền lệ trên thị trường BĐS Việt Nam. Cùng với Tân Hoàng Minh và Vingroup, Techcombank đã xác lập thế chân kiềng vững chãi cho Dự án D’.Capitale. Theo đó, Dự án D’.Capitale do Tân Hoàng Minh Group là chủ đầu tư; Công ty Cổ phần Kinh doanh và Quản lý Bất động sản Vinhomes thuộc Vingroup phân phối, vận hành; Techcombank bảo trợ vốn và bảo lãnh tiến độ bàn giao dự án.
Sự hợp tác ba bên sẽ đảm bảo phát huy tốt nhất lợi thế nổi bật của mỗi doanh nghiệp: vị trí vàng, thiết kế tinh tế và chất lượng hoàn hảo của Tân Hoàng Minh Group; uy tín, chất lượng và đẳng cấp dịch vụ của Vingroup và tài chính lớn mạnh của Techcombank. Đặc biệt, sự hợp tác này sẽ đảm bảo toàn bộ quá trình: từ triển khai xây dựng, bàn giao và đi vào vận hành luôn tuân thủ cam kết về tiến độ, chất lượng.
D’.Capitale là dự án bất động sản được mong chờ nhất tại Trung tâm hành chính mới của Thủ Đô, hội tụ cùng lúc ba “điểm vàng”: vị trí độc tôn - không gian sinh thái và triển vọng gia tăng giá trị trong tương lai.
Bà Đỗ Thu Hằng - Phó Giám đốc Bộ phận nghiên cứu thị trường Savills Hà Nội cho biết: Sự xích lại giữa các “ông lớn” trong ngành bất động sản được Savills hiểu đây là xu hướng rất tốt, phát huy thế mạnh của nhau, hỗ trợ nhau, tạo ra sự thúc đẩy phát triển. Câu chuyện bắt tay giữa Tân Hoàng Minh, Vingroup và Techcombank là một điển hình và thời gian tới có thể sẽ có những cái bắt tay khác. “Tôi cho rằng đây là xu hướng các chủ đầu tư nên tính toán, người có thế mạnh về xây dựng bắt tay với người mạnh về phân phối sẽ làm thị trường phát triển tốt hơn. Xu hướng này sẽ khá nhộn nhịp trên thị trường thời gian tới” – Bà Hằng nói.
PV
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.