Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 3 năm 2020 | 14:15

Cán bộ thú y cấp xã: Cần tổ chức lại

Trước đây, cán bộ thú y có vai trò rất quan trọng trong việc chăn nuôi của người nông dân.

Tuy nhiên, khi mô hình chăn nuôi của  hộ gia đình phát triển, cán bộ thú y chỉ đóng vai trò tham khảo kiến thức chuyên môn và làm công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.

 

tr16.JPG
Chủ trang trại Vũ Đức Anh cũng là  cán bộ thú y “tại gia”.

 

Tự trang bị để có kiến thức về thú y

Đây là một thực tế, khi hiện nay kinh tế hộ gia đình phát triển, nhiều chủ trang trại đầu tư khá nhiều vào lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm thu lời hàng trăm triệu đồng. Chính vì vậy, việc chăm sóc gia súc, gia cầm của mình là một trong những nhiệm vụ sống còn của chủ trang trại.

Trao đổi việc chăm sóc đàn gia cầm lên đến hàng nghìn con, chàng thanh niên trẻ Vũ Đức Anh ở thôn Tân Thắng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) cho biết, mới đầu gây dựng trang trại, bản thân Anh phải tự mày mò tìm hiểu, trước hết là tìm hiểu từ những người chăn nuôi thành công đi trước, qua sách vở,  những lớp tập huấn và tìm hiểu qua những mô hình chăn nuôi có hiệu quả ở các địa phương khác khi có điều kiện đến tham quan.

Anh cho rằng, muốn thành công thì mình phải là người nắm rõ nhất con vật đang  nuôi, từ khi sinh ra đến khi sinh trưởng, phát triển.

Nếu mình không quan tâm, theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, diễn biến phát triển của gia súc, gia cầm đang nuôi thì sẽ thất bại. Nói một cách khác, mình là người kiểm tra, giám sát thường xuyên đàn gia súc, gia cầm, phải hiểu rõ nó nhất, để có phương pháp điều trị kịp thời khi có triệu chứng bất thường.

“Một trong những thuận lợi hiện nay  là nhà cung cấp thuốc thú y cho các chủ trang trại đều có những chuyên gia sâu trong lĩnh vực này, do vậy, khi vật nuôi của mình có những triệu chứng không bình thường thì có thể liên hệ với đơn vị cung cấp thuốc nhờ tư vấn, xử lý”, Đức Anh nói.

Còn anh Lê Hồng Thái, nhà ở thôn Đoàn Kết, xã Đông Tảo (Khoái Châu - Hưng Yên), chủ trang trại chuyên nuôi ấp giống gà Đông Tảo, cho biết: Đối với người chăn nuôi, việc bảo vệ, chăm sóc gia súc, gia cầm khỏe mạnh, phát triển bình thường, không có bệnh tật là một trong những việc quan trọng hàng đầu.

“Muốn được như vậy, chính chúng tôi cũng phải là những cán bộ thú y trực tiếp cho chính tài sản của mình, việc cập nhật thường xuyên thông tin liên quan đến dịch bệnh có ảnh hưởng đến vật nuôi của mình là việc thường xuyên, nói một cách khác, chúng tôi phải là người “ăn, nằm” với vật nuôi, phải có biện pháp xử lý kịp thời khi có những biểu hiện của dịch bệnh, liên quan đến đàn gia cầm”, anh Thái cho biết thêm.

Hàng năm, cơ sở cung cấp trứng và gà giống Đông Tảo của anh Thái đưa ra thị trường hàng chục vạn gà con thương phẩm. Trừ chi phí, gia đình anh có thu hàng trăm triệu đồng.

Cán bộ thú y nên kiêm nhiệm

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Quyết, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu (Hưng Yên) cho biết, hiện nay tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Khoái Châu nói riêng chưa phải là địa phương thực hiện việc tinh giản biên chế đối với cán bộ thú y cấp xã, bởi vì hầu hết những đối tượng này đang thực hiện công việc kiêm nhiệm giữa công tác thú y và công tác khuyến nông.

Việc kiêm nhiệm cho các cán bộ này ở cấp xã vừa đảm bảo được công tác chuyên môn, đồng thời cũng đảm bảo được thu nhập cho cán bộ làm công tác kiêm nhiệm.

Theo ông Quyết, số cán bộ thú y ở cấp xã nên làm kiêm nhiệm là thích hợp nhất, tuy nhiên, thực tế nếu những cán bộ làm công tác thú y kiêm nhiệm khuyến nông và những công việc khác, không tự bồi dưỡng thêm những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thì sẽ không bảo đảm được công việc, mặc dù có thể họ đã qua đào tạo cơ bản.

Lấy ví dụ về sự phát triển của các hộ gia đình chăn nuôi cá thể, ông Quyết cho biết, những hộ chăn nuôi có mô hình là những trang trại, họ còn có những kiến thức chuyên môn rất sâu về gia súc, gia cầm đang có ở trong trang trại của họ.

Vì thực tế, mọi sự biến động của gia súc, gia cầm đang được chăn nuôi đều được theo dõi một cách chặt chẽ, sát sao không muốn nói là đến từng con một.

Về vai trò của cán bộ thú y trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiện nay, ông Quyết chia sẻ, thực tế công tác phòng chống dịch bệnh luôn được các chủ trang trại đặt lên hàng đầu và là khâu quan trọng, bởi vì nếu không có sự đầu tư, chăm sóc thì vốn liếng của họ coi như đổ xuống sông, xuống biển. Cán bộ thú y lúc này chỉ còn đóng vai trò là người đi nhắc nhở, tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh mà thôi.

Cùng với quan điểm với ông Quyết, Chủ tịch UBND xã Đại Hóa (Tân Yên - Bắc Giang) Nguyễn Ngọc Thiết cho biết, đến năm 2021, ở xã mới thực hiện việc tinh giản cán bộ thú y, hiện nay họ vẫn làm công tác chuyên môn, tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện nay, hầu hết các gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm số lượng lớn đều là những cán bộ thú y.

“Chính họ chứ không ai hết phải có kiến thức về chăm sóc gia súc, gia cầm, họ phải tìm hiểu các loại dịch bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển vật nuôi, những bệnh nào có biểu hiện trên vật nuôi ra sao, các chủ trang trại này đều nắm rất rõ. Chính vì vậy, họ mới bảo đảm được hiệu quả khi mở rộng chăn nuôi theo hình thức mới”, ông Thiết nói.

Theo  ông Thiết, cán bộ thú y cũng nên kiêm nhiệm.

“Đại Hóa  hiện có nhiều gia đình chăn nuôi quy mô lớn, có hộ nuôi hàng ngàn con vịt siêu thịt. Những hộ này đầu tư rất lớn vào công tác phòng chống dịch bệnh, từ khu vực chăn nuôi được cách ly, khử khuẩn, thức ăn có nguồn gốc xuất xứ… để bảo đảm vật nuôi không bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Lúc này, vai trò của cán bộ thú y chỉ là tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi phòng chống dịch, nếu có sự cố xảy ra, các cán bộ này sẽ làm công tác tiêu hủy và báo cáo thiệt hại lên cấp trên”, ông Thiết cho biết thêm.

Việc thực hiện tinh giản cán bộ thú y cấp xã đang được Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành trong cả nước thực hiện. Từ thực tế tại các địa phương làm nông nghiệp cho thấy, cán bộ thú y hiện nay rất cần phải được tổ chức lại, kiêm nhiệm thêm một số công việc khác như khuyến nông, khuyến ngư… để thực hiện việc tuyên truyền, vận động người chăn nuôi, làm vườn thực hiện chỉ đạo của chính quyền về sản xuất, chăn nuôi. Đây cũng là xu thế tất yếu cho sự phát triển.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top