Vụ việc hi hữu xảy ra khi cán bộ thú y và trưởng thôn mâu thuẫn trong khi đi tiêm phòng dịch bệnh cho trâu, bò tại xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa).
Ngày 13/9, ông Lê Đức Đệ, Chủ tịch UBND xã Thọ Xương, xác nhận, vụ việc cán bộ thú y dùng xi lanh tiêm phòng trâu bò “tiêm” vào người trưởng thôn do mâu thuẫn là có thật.
Theo lời ông Lê Đức Đệ, địa phương đã báo cáo vụ việc lên huyện và yêu cầu những người liên quan tường trình.
Trước đó, ngày 7/9, 4 người gồm những cán bộ xã và thôn tổ chức đi tiêm phòng cho chó và trâu, bò ở thôn Hữu Lễ 1. Sau khi tiêm được khoảng 10 hộ, có 1 số hộ dân thắc mắc tại sao trong lần tiêm phòng cách đây 6 tháng, cán bộ thú ý Nguyễn Văn Phương (50 tuổi) không trả biên lai và giấy chứng nhận cho người dân.
Cán bộ thú y dùng chính xi lanh tiêm phòng trâu, bò để "tiêm" trưởng thôn (Ảnh minh họa)
Trong lúc đó, trưởng thôn Yên cũng đưa ra ý kiến tranh luận khiến hai bên mâu thuẫn, cãi cọ. Tức giận, sẵn xi lanh chứa đầy thuốc tiêm cho trâu, bò (loại lớn) trên tay, ông Phương bất ngờ đâm vào người ông Yên 3 phát, 1 phát ở ngực và 2 phát ở hông khiến ông Yên đau đớn kêu cứu.
Do bị trúng thuốc, ông Yên choáng váng rồi ngất xỉu. Nhiều người dân có mặt lúc đó đã can ngăn và đưa ông Yên đi bệnh viện.
Sau 2 ngày được truyền dịch và tiêm thuốc chống phơi nhiễm, ông Yên xuất viện về nhà. Tuy nhiên, theo lời bác sĩ, hiện chưa thể đẩy số thuốc phòng bệnh trâu, bò ra khỏi cơ thể ông Yên, trước mắt nạn nhân sẽ tiếp tục được theo dõi, sau 1 tháng sẽ kiểm tra lại.
Ông Yên cho biết, sức khỏe của ông hiện tại chưa ổn định, vẫn còn mê sảng lúc ngủ và miệng có vị đắng và mùi kháng sinh. “Tôi và gia đình rất lo lắng, không biết thuốc đó khi đi vào cơ thể người có gây hại gì không”, ông Yên nói.
Được biết, ông Phương có bằng cao đẳng chuyên ngành thú y và làm cán bộ thú y của xã Thọ Xương đến nay đã hơn 10 năm. Hiện ông Yên đang đề nghị cơ quan chức năng làm rõ hành vi xâm hại sức khỏe và cố ý gây thương tích của ông Phương.
Xuân Sơn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.