Việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành được đánh giá là một dự án quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tuy nhiên, việc triển khai dự án từ các vấn đề thu hồi đất, hành lang pháp lý, nguồn vốn là những yếu tố quan trọng.
Việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành được đánh giá là một dự án quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tuy nhiên, việc triển khai dự án từ các vấn đề thu hồi đất, hành lang pháp lý, nguồn vốn là những yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Hơn 5.000 ha đất được thu hồi để triển khai dự án
Cuối năm 2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo đó, dự án có tổng diện tích đất thu hồi là hơn 5.000 ha, ảnh hưởng khoảng 47.000 hộ dân với chi phí giải phóng mặt bằng gần 23.000 tỷ đồng. Hiện nay, các chính sách thực hiện giải phóng mặt bằng đã được xây dựng để sớm triển khai trên thực tế.
Trao đổi tại hội thảo, “Giải pháp đẩy nhanh xây dựng sân bay Long Thành” diễn ra sáng 28/3, ông Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, cho biết sân bay Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia, khi hoàn thành sẽ là cửa ngõ hàng không lớn nhất của cả nước. Dự án cũng được kỳ vọng trở thành cảng hàng không trung chuyển của khu vực mang lại nguồn thu lớn cho ngành hàng không, dần hình thành nên một thành phố sân bay, tạo động lực phát triển cho khu vực Nam Bộ và cả nước. Dự án cũng là lời giải triệt để cho tình trạng quá tải, ách tắc tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, không ít ý kiến đã cho rằng, việc triển khai dự án ở thời điểm này bị chậm (việc xây dựng một sân bay tại Long Thành – Đồng Nai đã được đề cập từ trước năm 1975 và Chính phủ chính thức có quy hoạch từ năm 2005), làm đất nước mất đi nhiều cơ hội. Vì vậy, việc sớm triển khai, hoàn thành dự án cũng là mong mỏi chung của cả nước.
Theo chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được Quốc hội thông qua tháng 6/2015. Dự án sẽ có công suất dự kiến đạt 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hoá mỗi năm, được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một chậm nhất năm 2025 phải hoàn thành và đưa vào khai thác một đường cất hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa một năm. Tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án khoảng 336 nghìn tỷ đồng (tương đương 16,03 tỉ USD). Trong đó giai đoạn một hơn 114 nghìn tỷ đồng (tương đương 5,45 tỉ USD, chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng).
Về phương án kiến trúc, sau nhiều cuộc trưng bày, lấy ý kiến 9 phương án được chọn, Chính phủ đã thống nhất lựa chọn phương án nhà ga mang biểu tượng hoa sen vừa hiện đại, vừa mang bản sắc văn hoá dân tộc của nhà thiết kế Hàn Quốc.
Hiện nay, bước xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đang được tiến hành và buộc phải được Quốc hội thông qua (dự kiến vào tháng 10/2019). Tiếp đến là các bước chọn nhà đầu tư, chọn nhà thầu xây dựng. Tại cuộc họp bàn công tác triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành mới đây, Bộ Giao thông vận tải nêu quyết tâm chậm nhất tháng 6/2020 khởi công dự án và năm 2023 đưa dự án vào khai thác.
Đẩy nhanh tiến độ xây sân bay Long Thành
Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành thực sự hiệu quả cần giải quyết các vấn đề liên quan tới quy hoạch, nguồn lực đầu tư và cơ chế cho việc triển khai dự án.
Theo đó, cần giải quyết bài toán quy hoạch với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nghiên cứu sâu với các nhà nghiên cứu về quản lý phát triển đô thị. Thậm chí cần có cuộc thi ý tưởng cho đô thị này. Cần lưu ý rằng hiện Quốc hội đã thông qua chọn mẫu thiết kế nhà ga Long Thành theo ý tưởng hình mẫu hoa sen - quốc hoa của Việt Nam và cũng là logo biểu trưng của VietnamAirlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, ngay cả chính mẫu thiết kế vượt qua 8 mẫu vào chung cuộc trong cuộc thi ý tưởng nhà ga ban đầu vẫn chưa làm thỏa lòng nhiều nhà nghiên cứu, giới chuyên gia lẫn một bộ phận cộng đồng. Đồng thời, cần nhìn quy hoạch trên tổng thể Long Thành, thậm chí các huyện xung quanh để tránh tình trạng đi đôi với một sân bay hiện đại là một khu vực “sập xệ”.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục phó Cục Quản lý đấu thầu Bộ Kế hoạch - Đầu tư chia sẻ, chúng ta đã có sự quyết tâm chính trị cao, huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ Quốc hội, Đảng, Chính phủ với sự ủng hộ của người dân và sự quan tâm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đất nước ta vẫn chưa hề có kinh nghiệm để xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện một dự án với quy mô lớn, việc quản lý vận hành dự án hiệu quả vẫn chưa có kinh nghiệm.
Nói về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết: "Chúng tôi đã nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ phương án xây dựng sân bay Long Thành. Thời gian nâng cấp cải tạo, nâng cấp Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Hai sân bay này liên kết với nhau để đáp ứng nhu cầu người dân cũng như phát triển khu vực".
Về câu hỏi có nên mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dừng xây sân bay Long Thành, các chuyên gia cho rằng, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nằm lọt trong TP, giao thông thời cao điểm di chuyển rất khó khăn, đó là chưa nói tiếng ồn và an toàn. Đó là chưa nói đến sự cố khi xảy ra. Do đó, lý do các sân bay lớn trên thế giới nằm cách xa khu dân cư. Nếu bỏ tiền xây dựng sân bay Long Thành và nâng cấp sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thì về mặt thu lợi nhuận trước mắt thì sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có lợi hơn, nhưng về tầm nhìn trong tương lai thì sân bay Long Thành tốt hơn về mặt dài lâu. Dân số ngày càng đông, giao thương với nước ngoài ngày càng nhiều, nên không có nguyên nhân gì mà phía Nam chỉ có một sân bay.
Chuyên gia hàng không Lương Hoài Nam cho rằng, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất không thể không làm, nhưng cũng không thể đặt vấn đề phát triển đến mức 70-80 triệu khách như đề xuất của TP. Hồ Chí Minh. "N ếu đề cập đến 70-80 triệu khách năm thì toàn bộ dữ liệu đầu vào của dư án Long Thành phải thay đổi hết. Việc mở rộng Tân Sơn Nhất phải xem đồng bộ với dự án Long Thành không thể tách ra làm câu chuyện độc lập”.
Đối với nguồn lực đầu tư cho dự án sân bay Long Thành sẽ được giải quyết chi tiết theo hướng nào, cần bắt đầu từ thực hiện giải phóng mặt bằng để giữ đất theo quy hoạch. Giải pháp cần nghiên cứu bài học phát triển đô thị của Nhật Bản, Hàn Quốc. Bài toán vốn để xây dựng sân bay cần được giải quyết theo hình thức hợp tác công tư - tách bạch theo từng gói thầu và thực thi cuốn chiếu trên từng hạng mục. Bài toán này cũng có hướng giải nếu định hướng và có phương án xử lý tốt từ mấu chốt đất đai.
Tuy nhiên, nhận định chung để thực hiện những vấn đề trên, cần một cơ chế đặc biệt nếu theo luật định hiện hữu còn vướng mắc. Cơ chế đặc biệt cụ thể ra sao, cần được các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đồng thuật và tham mưu cho Chính phủ đề nghị Quốc hội cho thực hiện./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.